tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

An toàn cho trẻ em trên môi trường số

Chia sẻ: 

01/07/2024 - 16:37:00


Trẻ em ngày càng dành nhiều thời gian cho việc sử dụng internet với mục đích học tập và giải trí. Bên cạnh mặt tích cực thì trẻ phải đối mặt với nguy cơ không thể tự bảo vệ mình.

 

anhtren(1).jpg
Cần nhiều giải pháp để bảo vệ trẻ em trước sự phát triển của không gian mạng. Ảnh: Thái Nhung.

Nhiều nguy cơ

Việt Nam đã phủ sóng Internet trên 99,7% số thôn trên toàn quốc. Theo báo cáo của Bộ Công an, tính hết quý I/2023, Việt Nam có khoảng 24,7 triệu trẻ em, trong đó có khoảng 2/3 trẻ em đang tiếp cận, sử dụng các thiết bị kết nối Internet. Việc trẻ em sử dụng Internet sớm, trong khi chưa được trang bị đầy đủ các nhận thức cơ bản về các mối nguy hại từ môi trường mạng là một nguyên nhân đưa trẻ em trở thành mục tiêu, nạn nhân của các loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật trên môi trường mạng.

Ngọc Hân, học sinh lớp 7 một trường trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: “Cháu dùng Facebook từ năm lớp 5 và gặp không ít tài khoản lừa kết bạn và dụ để chiếm đoạt tài sản. Trong đó có những tài khoản gửi đường link trò chơi. Mới đầu chơi miễn phí, sau đó thì mời nạp tiền được khuyến mại nên cháu đã nộp hết số tiền cháu được lì xì rồi bị chặn. Ngoài ra còn có nhiều tài khoản lạ nhắn tin cho cháu với lời lẽ thô tục”.

Đình Phong (14 tuổi, ở Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: “Cháu dùng Internet để tra cứu tài liệu học tập, thư giãn và liên hệ bạn bè. Trong quá trình lướt mạng cháu thấy có nhiều trang web có nội dung không đúng với độ tuổi gây tò mò rất lớn”.

Chia sẻ với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết, chị Phương Linh, mẹ của Phong băn khoăn: “Hiện có nhiều phần mềm được quảng cáo là giải pháp quản lý trẻ em dùng Internet tốt nhất, tôi được nhà cung cấp giới thiệu khoảng 9 phần mềm, nhưng không biết chọn cái nào và hiệu quả ra sao”.

Có thể nói, Internet đã mở ra cơ hội trong việc tiếp cận thông tin, tri thức, học tập sáng tạo, kết nối xã hội. Tuy nhiên, các đối tượng xấu, các loại hình tội phạm cũng đang lợi dụng môi trường mạng để mở rộng phạm vi hoạt động, do đó có nhiều nguy cơ đối với sự phát triển lành mạnh của giới trẻ.

Theo ông Nguyễn Trọng An - nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), việc tiếp xúc với môi trường mạng quá nhiều sẽ dẫn tới những nguy cơ mất an toàn cho trẻ. Các thông tin độc hại, lừa đảo trở thành cạm bẫy khó nhận biết luôn rình rập các em trong khi đa số trẻ chưa có đủ kỹ năng để tự bảo vệ mình khi tham gia hoạt động trên không gian mạng, môi trường số. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho các gia đình, nhà trường và cơ quan quản lý nhà nước trong phòng, chống thông tin độc hại, lừa đảo và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Cần có giải pháp chất lượng và phù hợp

Ông Ngô Tuấn Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), Chủ nhiệm câu lạc bộ Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng cho rằng: Việc triển khai các giải pháp bảo vệ trẻ em trên không gian mạng là rất cần thiết, nhưng các giải pháp đó về mặt công nghệ phải đơn giản, dễ dùng, chi phí hợp lý. Bên cạnh các giải pháp về công nghệ, cần có sự quan tâm giám sát của gia đình và nhà trường. Không nên cho trẻ sử dụng Internet khi còn quá nhỏ mà chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng bảo vệ trẻ trên môi trường số, hoặc không để trẻ sử dụng Internet quá nhiều thời gian trong một ngày.

Về giải pháp công nghệ, ông Tuấn Anh kỳ vọng: Thời gian tới, với việc chung tay của doanh nghiệp (DN) về các giải pháp và công nghệ, chúng ta sẽ sớm thấy nhiều giải pháp của Việt Nam, phù hợp với môi trường của Việt Nam được triển khai.

Thực tế, thị trường sản phẩm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tại Việt Nam đã có nhiều. Bên cạnh các sản phẩm của nước ngoài, cũng đã có sự xuất hiện các giải pháp đến từ những DN trong nước. Tuy nhiên tiêu chí nào để đánh giá giải pháp đó có tốt không, phù hợp hay không là vấn đề cần đặt ra. Về vấn đề này, ông Tuấn Anh cho biết, hiện đã có tiêu chuẩn cơ sở TCCS:03/2024-VNISA mới được công bố vào ngày 25/6 vừa qua. Đây là bộ tiêu chuẩn quy định các yêu cầu cơ bản với sản phẩm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Bộ tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên các xu hướng công nghệ mới và cơ sở thực tiễn các sản phẩm cũng như các quy định pháp lý tại Việt Nam hiện nay. Các yêu cầu nêu trong nội dung tiêu chuẩn là căn cứ cho việc đánh giá chất lượng sản phẩm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức, DN bổ sung thêm các yêu cầu ở cấp độ cao hơn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình.

Theo ông Nguyễn Đức Tuân -Quyền Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC), Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), việc ban hành bộ tiêu chuẩn cơ sở về sản phẩm trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là nền tảng cơ bản, tạo tiền đề cho các DN, tổ chức trong nước định hướng phát triển các sản phẩm Make in Viet Nam chất lượng tốt, vươn tầm quốc tế. Bộ tiêu chuẩn cơ sở cũng giúp các DN nước ngoài đánh giá lại mức độ phù hợp khi cung cấp các sản phẩm tại thị trường Việt Nam.

Để con trẻ được an toàn trên môi trường mạng, ngoài việc xây dựng chính sách của cơ quan quản lý nhà nước, cần có sự sát sao của gia đình, nhà trường. Bên cạnh đó là vai trò không nhỏ của các DN công nghệ. Theo ông Tuân, với sự chung tay của các cơ quan quản lý nhà nước, các DN, tổ chức và toàn xã hội, sẽ phát triển được hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ, bảo vệ trẻ em trên mạng, đồng thời góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu phòng ngừa các nội dung độc hại trên mạng đối với trẻ em.

Theo Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 03/07/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV