tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Cần đánh giá đầy đủ về hạ tầng theo hướng dẫn của IAEA

Chia sẻ: 

16/10/2024 - 09:06:00


Chính phủ đang giao Bộ Công Thương nghiên cứu về điện hạt nhân. Căn cứ vào xu hướng phát triển điện hạt nhân trên thế giới, tính cạnh tranh kinh tế của điện hạt nhân, việc quyết định tái khởi động dự án điện hạt nhân ở Việt Nam là cần thiết. Để bảo đảm tính khả thi và an toàn, cần xem xét đánh giá đầy đủ các cơ sở hạ tầng cần thiết theo hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

Vì sao cần phát triển điện hạt nhân?

Thực hiện Kết luận của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 412/TB-VPCP ngày 12.9.2024, Bộ Công Thương đang nghiên cứu kinh nghiệm phát triển điện hạt nhân của các nước để đề xuất phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời gian tới, bổ sung điện nền, giảm thiểu rủi ro thấp nhất về môi trường, báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định. Việc Chính phủ đưa ra yêu cầu này chứng tỏ các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi cũng như các dự án năng lượng tái tạo nói chung được đưa vào trong Quy hoạch phát triển điện VIII khó bảo đảm an ninh năng lượng và sự ổn định của hệ thống điện quốc gia trong dài hạn.

Để thực hiện cam kết của Chính phủ tại COP 26 về việc thực thi mục tiêu Net Zero vào năm 2050, trong Quy hoạch điện VIII đã đưa tỷ trọng lớn của điện từ năng lượng tái tạo (điện gió và điện mặt trời). Theo đó, điện gió sẽ tăng từ 18,5% vào năm 2030 lên 29,4% vào năm 2050; điện mặt trời tăng tương ứng từ 8,5% lên 33 - 34,4%; điện từ các nguồn năng lượng tái tạo khác tăng từ 7,1% lên 23,5%.

hat-nhan-2186.jpg
Nguồn: ITN

Tuy nhiên, đặc tính cố hữu của điện năng lượng tái tạo là sự không ổn định, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và chu kỳ ngày đêm. Vì vậy, cần phải có các loại hình điện nền khác dự phòng cho những bất ổn của điện năng lượng tái tạo để bảo đảm số lượng và chất lượng nguồn điện ổn định, đáp ứng yêu cầu của các ngành công nghiệp công nghệ cao như sản xuất chất bán dẫn, cung cấp điện cho các trung tâm dữ liệu lớn, đường sắt tốc độ cao, các ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo…

 

Khi tỷ trọng nguồn điện năng lượng tái tạo tăng lên thì tổng công suất nguồn điện nền cũng cần tăng cao tương ứng. Theo kinh nghiệm, để bảo đảm ổn định cho điện từ năng lượng tái tạo thì cần dự phòng 20% điện nền. Như vậy, tất cả điện từ thủy điện và điện khí vào năm 2050 cũng chỉ đủ cho dự phòng 20% công suất của điện từ năng lượng tái tạo. Trong khi đó, thời gian hoạt động của các nhà máy thủy điện không dài do hiện tượng bồi lấp lòng hồ, chưa tính thủy điện còn có mục tiêu điều tiết lũ và thủy lợi. Điện khí ngoài khơi của chúng ta cũng gặp những khó khăn, còn trên thế giới khí hóa lỏng có những bất ổn về cung cấp do tình hình địa chính trị. Vì vậy, điện nền của chúng ta chỉ dựa trên điện khí và thủy điện như được đề ra trong Quy hoạch VIII chắc chắn sẽ không thể bảo đảm an ninh năng lượng cũng như sự ổn định của hệ thống điện cho phát triển kinh tế - xã hội.

Trong bối cảnh Trái đất nóng dần lên do các loại khí gây hiệu ứng nhà kính như COđang trở nên rất nghiêm trọng, điện hạt nhân đã được thừa nhận là đối sách quan trọng ở phạm vi toàn cầu nhằm ngăn chặn hiện tượng này, bởi đây là nguồn năng lượng hoàn toàn không phát thải CO2.

Hiện, điện hạt nhân đóng góp trên 10% sản lượng điện toàn cầu và chiếm 1/3 trong số các loại điện được tạo ra bằng công nghệ phát thải carbon thấp. Điện hạt nhân giúp giảm phát thải dioxit carbon hàng năm 2 tỷ tấn, tương đương với việc không cho lưu hành 400 triệu xe ô tô. Ngoài 31 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có điện hạt nhân, thì đến cuối năm 2023 đã có 59 lò với công suất 61,1 GWe đang được xây dựng ở 17 nước. Hiện 50 nước đã thông báo có chủ trương về phát triển điện hạt nhân, trong đó 27 nước đang ở các giai đoạn khác nhau của việc thực hiện chương trình phát triển điện hạt nhân. Điều đặc biệt cần quan tâm là các cường quốc kinh tế như Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Đức… đều đang sử dụng điện hạt nhân và nhiều nước tiếp tục đẩy mạnh sử dụng điện hạt nhân. Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cũng đã khởi động sáng kiến Atoms4NetZero để thúc đẩy ứng dụng năng lượng hạt nhân vào chống biến đổi khí hậu.

Việt Nam cần chuẩn bị gì?

Phát triển điện hạt nhân là vấn đề rất quan trọng của quốc gia. Năm 2016, Bộ Chính trị và sau đó là Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc dừng thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Nguyên nhân chính dừng triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được Chính phủ nêu ra là do tình hình kinh tế của Việt Nam.

 

Bối cảnh hiện nay đã khác so với năm 2016. Điện than phải giảm dần tiến đến loại bỏ do vấn đề môi trường nhằm thực hiện cam kết Net Zero vào năm 2050 của Chính phủ. Điện khí hóa lỏng không thể bảo đảm nguồn cung ổn định và giá cả phù hợp. Thủy điện lớn chúng ta đã khai thác hết dự địa. Vì vậy, việc tái khởi động điện hạt nhân là cần thiết để bảo đảm an ninh năng lượng và sự ổn định của hệ thống điện.

Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi trong điều kiện hiện nay, ngoài tính cạnh tranh kinh tế và xu thế phát triển điện hạt nhân trên thế giới, cần xem xét đánh giá đầy đủ các cơ sở hạ tầng cần thiết theo hướng dẫn của IAEA.

Theo hướng dẫn của IAEA, các quốc gia đi vào phát triển điện hạt nhân phải thiết lập được các cơ sở hạ tầng nói chung (NG-G-3.1) và các cơ sở hạ tầng an toàn nói riêng (SSG-16) cần thiết cho chương trình điện hạt nhân quốc gia. Theo đó, yêu cầu cụ thể về các cơ sở hạ tầng cần được xem xét trong 3 điểm mốc quan trọng, nếu đáp ứng yêu cầu thì mới được phép chuyển qua giai đoạn tiếp theo.

Cụ thể, giai đon 1 là giai đoạn đầu tiên chuẩn bị cho việc ban hành chủ trương phát triển điện hạt nhân của quốc gia, kết thúc giai đoạn 1 khi đạt tới Mốc 1 thì Nhà nước sẽ ban hành chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Giai đon 2 là từ khi Quốc hội quyết định chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân đến khi đạt đến Mốc 2 là lúc bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Giai đon 3 là từ khi khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đến khi đạt đến Mốc 3 là lúc bắt đầu đưa nhà máy điện hạt nhân vào vận hành.

Với trách nhiệm quản lý nhà nước về phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân, Bộ Khoa học và Công nghệ cần có các nghiên cứu đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng an toàn nói riêng theo hướng dẫn của IAEA để kiến nghị một kế hoạch xây dựng và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng cần thiết, phù hợp với tiến độ triển khai dự án điện hạt nhân do Bộ Công Thương kiến nghị. Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo Nhà nước về dự án điện hạt nhân sẽ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức thực hiện và bảo đảm nguồn lực cho việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao.

 

Trong số các vấn đề về cơ sở hạ tầng, cần phải quan tâm hơn tới các việc sau. Một là, xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ luật pháp đầy đủ, trong đó sớm sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử và các quy định liên quan đến quản lý dự án điện hạt nhân. Hai là, xây dựng Cơ quan pháp quy hạt nhân độc lập có năng lực và thẩm quyền để thực hiện kiểm soát pháp quy đối với dự án điện hạt nhân trong cả vòng đời của nhà máy. Ba là, xây dựng chủ đầu tư dự án điện hạt nhân (công ty điện hạt nhân) có năng lực tổ chức thực hiện dự án và quản lý vận hành an toàn nhà máy trong suốt vòng đời của nó. Bốn là, lựa chọn đối tác tin cậy cung cấp công nghệ và nhiên liệu lâu dài cho nhà máy điện hạt nhân. Năm là, có chiến lược bảo đảm nguồn nhân lực và thiết lập hệ thống giáo dục trong nước liên quan đến điện hạt nhân.

Theo ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 23/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV