tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Cần “thoát thân” như thế nào khi xảy ra hỏa hoạn?

Chia sẻ: 

07/04/2021 - 07:52:00


Phần lớn nhà ở các khu đô thị hiện nay được thiết kế xây dựng theo dạng hình ống liền kề, sát nhau, không có lối thoát nạn dự phòng. Kiểu thiết kế này đã đẩy nhiều gia đình vào thế nguy hiểm khi xảy ra hỏa hoạn.

Liên tiếp nhiều vụ hỏa hoạn tang thương

Thời gian qua, trên địa bàn các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM đã xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn tại các chung cư, nhà cao tầng, khu dân cư. Trong đó, nhiều vụ cháy đã để lại hậu quả hết sức thương tâm về người và tài sản.

Mới đây nhất là vụ cháy xảy ra lúc đêm khuya tại số nhà 311 phố Tôn Đức Thắng (Hà Nội) khiến 4 người bị mắc kẹt trong nhà, dẫn đến tử vong. Qua xác định ban đầu, nguyên nhân xảy ra vụ cháy là do chập điện.

Ngôi nhà bị cháy được gia đình sử dụng để kinh doanh đồ sơ sinh (bỉm, sữa...) cho trẻ em. Hàng hóa được bày bán ở tầng 1. Các tầng 2, tầng 3 và tầng tum dùng làm nơi chứa hàng và cũng là nơi sinh hoạt của cả gia đình. Nhà chỉ có một lối ra vào duy nhất là cửa chính. Sau khi phát hiện đám cháy, người dân đã dùng mọi cách để phá cửa vào cứu nhưng bất thành.

 

Trước đó, vào trưa ngày 4/2, một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra tại phòng trọ nhà số 3, ngõ 71, phố Tam Khương, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, khiến 4 thanh niên bị mắc kẹt, ngạt khói dẫn đến tử vong.

Khi vụ cháy xảy ra, người dân không thể vào giúp vì cửa sắt bên ngoài đã khoá, lửa bốc lên dữ dội, bao trùm toàn bộ căn nhà.

 

Tại TP.HCM, rạng sáng ngày 30/3 vừa qua, tại phường Cát Lái, TP. Thủ Đức đã xảy ra một vụ cháy nghiêm trọng khiến 6 người thiệt mạng và 1 người bị thương. Nơi xảy ra vụ cháy là một căn nhà cấp 4, rộng 60m2. Khi phát hiện hỏa hoạn, lực lượng chức năng và người dân đã nhanh chóng có mặt, dập lửa cứu người. Tuy nhiên, căn nhà xây bịt kín, chỉ có 1 lối thoát hiểm duy nhất lại bị chặn bởi 5 chiếc xe máy phía ngoài nên lực lượng chức năng buộc phải đục nhiều lỗ trên tường mới tiếp cận và khống chế được đám cháy. Căn nhà xảy ra vụ cháy nằm sâu trong con hẻm chỉ rộng hơn 1m nên xe cứu hỏa không thể tiếp cận. 

Đây chỉ là 3 trong số rất nhiều vụ cháy thương tâm xảy ra trong khu dân cư mà người bị nạn không thể thoát ra ngoài.

Từ những vụ việc điển hình trên có thể thấy một thực tế, các khu dân cư, nhà ở đô thị thường được thiết kế xây dựng theo dạng hình ống liền kề, sát nhau, không đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy, chữa cháy, không có lối thoát nạn dự phòng. Do đó, khi có hỏa hoạn xảy ra, dù đám cháy không quá lớn nhưng vẫn gây thiệt hại về người, tài sản. Hơn nữa, phần lớn các vụ cháy ở khu dân cư thường xảy ra vào  ban đêm hay rạng sáng, lúc này các nạn nhân đang say giấc, khi phát hiện cháy thì ngọn lửa đã bùng lên dữ dội, trở tay không kịp.

Nguy hiểm hơn, với những gia đình vừa kết hợp ở với sản xuất, kinh doanh, đồ đạc, hàng hóa nhiều, chất chồng khắp nơi, khi xảy ra cháy, hàng hóa chặn đường thoát hiểm khiến ngọn lửa bùng phát nhanh hơn, gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc tiếp cận để chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Hơn 65% vụ cháy do chập điện

Chia sẻ với PV VOV.VN, ông Phạm Trung Hiếu, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ, Công an thành phố Hà Nội cho biết, trong quý I/2021, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra hơn 100 vụ cháy, trong đó, có khoảng 55 vụ cháy xảy ra tại các khu dân cư và nhà dân ở kết hợp với sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, công tác cứu hộ, cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, đám cháy xảy ra ở nhà dân trong khu dân cư, ngõ sâu, điều này đã cản trở mọi nỗ lực của đội cứu hộ, cứu nạn. Nguy cơ thiệt hại về người và tài sản là khó tránh khỏi.

Cũng theo ông Hiếu, 65% vụ cháy là do sử dụng thiết bị tiêu thụ điện trong sinh hoạt gia đình, trong sản xuất. Hệ thống dây dẫn điện trong các hộ gia đình xuống cấp, không được cải tạo cũng là nguyên nhân xảy ra cháy. Số còn lại là do đốt vàng mã vào ngày rằm, mùng 1; trần nhà bén lửa do thắp hương và một số sự cố khác do những sơ suất khi đun nấu, sử dụng điện…

 “Để hạn chế thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra hỏa hoạn, trước khi đi ngủ, người dân cần kiểm tra kỹ nguồn lửa, nhiệt như: hệ thống điện, khu vực bếp... Tuyệt đối không để xe máy, ôtô trong nhà gần lối ra vào hoặc chắn hết lối đi, khi xảy ra cháy sẽ không có lối thoát hiểm. Mỗi hộ gia đình trang bị một bình chữa cháy và các dụng cụ phá dỡ, phòng khi xảy ra cháy”, ông Phạm Trung Hiếu khuyến cáo.

Với quan điểm của một chuyên gia về đô thị, kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam phân tích, hiện nay, nhà trong phố phần lớn là nhà nhỏ và chỉ được dùng để ở, sinh hoạt. Nhà dùng để kinh doanh thì đã có luật kinh doanh, kinh doanh mặt hàng nào cần có địa điểm thích hợp với mặt hàng đó. Với những nhà có ban công thì nguyên tắc là không được bịt kín.

Thực tế rất phổ biến hiện nay, nhiều nhà muốn rộng hơn, đảm bảo an ninh hơn đã cơi nới và dựng “chuồng cọp”. Một số nhà khác đã tận dụng nhà ở để làm siêu thị mini, bán những mặt hàng dễ bắt cháy. Thông thường, họ dùng tầng 1 để bán hàng, tầng 2 dùng làm kho chứa hàng và kết hợp làm phòng ngủ; Sân thượng cần phải để thoáng, để dễ cứu hỏa thì nhiều nhà lại dùng các thanh sắt rào lên, không khác gì “tự mình nhốt mình”. Điều này rất nguy hiểm và nguy cơ thiệt mạng khi có hỏa hoạn sẽ rất cao.

“Chính quyền sở tại phải thường xuyên kiểm tra xem khả năng PCCC của các hộ gia đình đã tốt chưa, có trang bị bình chữa cháy không, khả năng sử dụng như thế nào? Cần giáo dục cho người dân ý thức phòng chống cháy nổ. Ngược lại, người dân cần có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, đừng vì lợi ích kinh doanh mà bất chấp tất cả, thiệt hại sẽ rất khó lường. Việc làm các lồng sắt, lan can kín có thể giúp đề phòng trộm cắp, an toàn cho trẻ nhỏ nhưng lại gây khó khăn cho công tác chữa cháy và cứu hộ. Khi tiếp cận đám cháy, lực lượng PCCC phải mất nhiều thời gian phá các công trình này, dẫn tới làm chậm trễ thời gian cứu người”, ông Phạm Thanh Tùng nhấn mạnh.

Giới chuyên gia khuyến cáo, mùa khô đang đến gần, nắng nóng kéo dài khiến nguy cơ xảy ra cháy, nổ luôn ở mức cao. Đặc biệt, khi xảy ra cháy đêm khuya hoặc rạng sáng, người dân sẽ khó tìm lối thoát và hô hoán ứng cứu, với những căn nhà không có cửa sổ, lối thoát thì rất nguy hiểm khi xảy ra cháy. 

Trong trường hợp xảy ra cháy, khi lối cửa chính đã bị lửa, khói bao trùm hoặc có vật cản trở thì hãy nhanh chóng tìm và mở lối thoát khác bằng đường ban công, cửa sổ sang nhà bên cạnh hoặc thoát xuống mặt đất bằng thang, thang dây, tuyệt đối không núp trong phòng, nhà vệ sinh... Trường hợp không còn lối thoát nào khác hãy dùng chăn thấm ướt, trùm kín người, cố gắng thoát qua đám cháy một cách nhanh nhất có thể./.

Theo VOV.VN
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 22/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV