tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Châu Á trong chiến lược vaccine

Chia sẻ: 

29/05/2021 - 10:52:00


Từng dẫn đầu thế giới về khả năng thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh Covid-19 nhưng châu Á lại đang bị tụt lại trong chiến dịch tiêm vaccine. Nhiều nước tại khu vực đã nhìn thấy thực trạng và đang có những kế hoạch tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu vaccine trong nước, từ đó ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh trong các đợt bùng phát gần đây.

 

 

 

Người dân chờ tiêm vaccine Covid-19 tại một trung tâm tiêm chủng ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: Getty Images.
Người dân chờ tiêm vaccine Covid-19 tại một trung tâm tiêm chủng ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: Getty Images.

Thực trạng

Cho tới đầu năm 2021, một số quốc gia châu Á thậm chí đã đưa số ca mắc tiến gần về con số 0. Trong số những nơi mà virus SARS-CoV-2 “quét” qua, hầu hết các nước châu Á đều có thể xoay xở với rất ít sự gián đoạn và tỷ lệ tử vong thấp hơn so với châu Âu hay Bắc Mỹ.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của vaccine ngừa Covid-19 lần đầu tiên được thông qua ở Anh đã khiến tình hình thay đổi. Anh đủ khả năng cung cấp 91 liều vaccine trên 100 người; Mỹ có thể cung cấp 86 liều vaccine trên 100 người trong khi con số này ở EU là 50.

Cũng vào thời điểm đó, Trung Quốc cung cấp được 37 liều vaccine trên 100 người trong khi con số này ở Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản lần lượt là 14, 11 và 7. Dẫn đầu thế giới về các biện pháp kiểm soát dịch bệnh Covid-19 nhưng châu Á lại đang bị tụt lại trong chiến dịch tiêm vaccine.

Tình hình thậm chí trở nên khó khăn hơn khi khả năng kiểm soát virus SARS-CoV-2 của châu Á bắt đầu giảm dần. Đợt bùng phát dịch Covid-19 ở Ấn Độ hiện nay là đợt bùng phát tồi tệ nhất thế giới. Covid-19 cũng đang tăng trở lại ở Đài Loan (Trung Quốc) với hàng trăm ca mỗi ngày. Hầu hết các thành phố lớn của Nhật Bản đều đặt trong tình trạng khẩn cấp. Thái Lan cũng đang trải qua đợt bùng phát dữ dội nhất cho tới nay.

Theo Hãng tin Reuters, số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 ở Nam Á đã vượt mốc 30 triệu người trong ngày 28/5, trong bối cảnh khu vực này đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung vaccine ngừa căn bệnh này.

Khu vực Nam Á gồm Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Bhutan, Nepal, Maldives và Sri Lanka ghi nhận 18% tổng số ca mắc bệnh Covid-19 trên toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng những con số thống kê này trên thực tế còn cao hơn nhiều.

Ấn Độ - quốc gia đông dân thứ hai thế giới, trong tháng này đã ghi nhận số ca tử vong do Covid-19 cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi năm ngoái. Ấn Độ cũng đã bắt đầu tiến hành chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho tất cả mọi người dân từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, quốc gia này không thể đáp ứng đủ nhu cầu về vaccine trong nước, mặc dù là một trong những nhà sản xuất vaccine lớn trên thế giới.

Để đáp ứng nhu cầu trong nước, Ấn Độ đã tạm ngừng xuất khẩu vaccine từ tháng 3 vừa qua, sau khi đã viện trợ hoặc bán hơn 66 triệu liều. Việc này đã khiến nhiều quốc gia như Bangladesh, Nepal, Sri Lanka và các nước ở châu Phi đua tranh để trở thành nguồn cung cấp thay thế.

Trong suốt đại dịch, châu Á đã thể hiện năng lực của mình trong lĩnh vực y tế công cộng nhưng hiện nay là thời điểm để châu lục này vận dụng các kỹ năng đó vào việc lên kế hoạch và thúc đẩy các chiến dịch tiêm vaccine nhanh nhất có thể.

Tăng tốc

Với số ca nhiễm mới bình quân trong tuần qua giảm so với tuần trước, nhưng xu hướng lây nhiễm tập thể vẫn diễn ra ở các cơ sở giải trí, Hàn Quốc đang tiến hành tiêm phòng dịch Covid-19 cho 5,13 triệu người từ 65-74 tuổi tại hơn 13.000 cơ sở y tế trên toàn quốc. Hơn 98% những người đã đặt lịch đều tham gia tiêm, hầu như không xảy ra tình trạng dư vaccine do người đã đặt lịch nhưng vắng mặt.

Bộ trưởng Hành chính và An toàn Hàn Quốc Jeon Hae-cheol ngày 28/5 nhấn mạnh, nếu người dân tích cực tham gia tiêm chủng, thì hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu tiêm cho 13 triệu dân vào cuối tháng sau và đẩy sớm thời gian hình thành miễn dịch cộng đồng.

Trong ngày 27/5, có thêm 657.000 người được tiêm phòng, số lượng cao nhất kể từ khi Hàn Quốc bắt đầu tiêm chủng từ cuối tháng 2. Tính đến nay, tổng số người tiêm vaccine mũi một là 4.688.000 người, tương đương 9,1% dân số; số người đã hoàn tất cả hai mũi tiêm là 2.068.000 người, tương đương 4% dân số.

Do Ấn Độ khó có khả năng tiếp tục xuất khẩu vaccine ngừa Covid-19 từ nay cho đến tháng 10 tới, các nước Nam Á khác như Nepal và Bangladesh đang xúc tiến các nỗ lực ngoại giao nhằm đảm bảo nguồn cung vaccine trong nước.

Với việc mua vaccine của Trung Quốc cũng như được nhận phân bổ từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh vaccine GAVI, Pakistan hiện đã có hơn 18 triệu liều. Trong ngày 26/5 vừa qua, nước này cũng đã triển khai chiến dịch tiêm chủng cho mọi người dân từ 19 tuổi trở lên.

Theo số liệu của Our World in Data, tính đến ngày 28/5, đã có ít nhất 219,17 triệu liều vaccine đã được sử dụng ở Nam Á.

Lo ngại về một kịch bản xấu như Nam Á, chính phủ một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang đẩy mạnh tốc độ tiêm chủng cũng như nhanh chóng thông qua việc cấp phép mua vaccine ngừa Covid-19.

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha cho biết nước này đã đẩy nhanh việc tiêm chủng cho các nhân viên y tế và người dân ở những khu vực có nguy cơ, những người từ 60 tuổi trở lên và những người có bệnh nền. Thái Lan đã có hơn 3 triệu người được tiêm chủng ngừa Covid-19, trong đó có khoảng 2 triệu người tiêm mũi đầu tiên và khoảng 1 triệu người tiêm mũi thứ hai.

Tính tới ngày 28/5, Malaysia ghi nhận 541.224 ca Covid-19 và 2.491 người chết vì dịch bệnh. Trong khi đó, chưa đến 3% dân số Malaysia được tiêm vaccine đầy đủ, mặc dù chính phủ nước này đặt mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm. Vì thế, Malaysia đã tăng gấp 3 lần số liều vaccine được sử dụng trung bình trong 7 ngày so với chỉ 2 tuần trước.

Tại Philippines, cùng với việc tăng cường truy dấu, đội ngũ y tế nước này còn tiến hành chiến dịch tiêm phòng lưu động cho một số khu dân cư tại Manila.

“Tại một số khu vực, người dân không cần phải đến các điểm tiêm chủng của chúng tôi nữa và chúng tôi có thể đến tận khu dân cư tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho họ. Điều này có ý nghĩa quan trọng, vừa đảm bảo tránh tập trung đông người, vừa bảo vệ bản thân khỏi Covid-19”, một nhân viên y tế cho biết.

Tuy nhiên, với hoàn cảnh của từng quốc gia trong khu vực khác nhau, một dự báo của Economist Intelligence Unit công bố mới đây cho thấy, phải ít nhất tới cuối năm 2022, các nước trong khu vực mới có thể đạt được miễn dịch cộng đồng.   

Theo Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 23/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV