tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Cơ hội bán nông sản qua thương mại điện tử

Chia sẻ: 

09/07/2021 - 10:20:00


Không chỉ đơn thuần là những hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản ngắn hạn, thương mại điện tử (TMĐT) đang dần trở thành giải pháp kinh doanh bền vững cho nông dân.

Hơn thế, việc tham gia giao dịch trên các sàn TMĐT còn giúp bà con nông dân, HTX, doanh nghiệp (DN) nông nghiệp hướng tới chủ động sử dụng công nghệ, từng bước chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) nông sản. 

Đưa nông sản lên sàn TMĐT

Hiện nay, việc chuyển đổi số trong SXKD của các DN Việt Nam đang được đẩy mạnh, nhưng đối với bà con nông dân lại là điều mới mẻ. Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 ngày càng căng thẳng, hầu hết các các đơn vị bao tiêu, thu mua hàng hoá trong và ngoài nước đều gặp khó khăn, các đơn vị vận chuyển hàng hoá cũng không thể hoạt động liên tục do ảnh hưởng dịch COVID-19

Chú thích ảnh
Vải thiều Bắc Giang được đưa lên sàn TMĐT

Làm thế nào để giúp bà con nông dân tiêu thụ nông sản khi mùa thu hoạch đã tới là bài toán không chỉ đặt ra cho DN mà cả cho Chính phủ và các Bộ, ngành. Chính vì vậy, hỗ trợ bà con nông dân trực tiếp lên sàn TMĐT là giải pháp được các Bộ, ngành và Cục xúc tiến thương mại ở các địa phương đưa ra nhằm giúp bà con có thể tiêu thụ sản phẩm dễ dàng và trực tiếp, không cần qua nhiều thương lái. 

Cụ thể, ngày 14.5, vải thiều Thanh Hà của Hải Dương đã chính thức lên sàn TMĐT Lazada. Ông James Dong, Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam cho biết, thông qua sàn TMĐT, vải thiều Thanh Hà đã được phân phối khắp nơi trong cả nước. Riêng với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đơn vị còn áp dụng hình thức giao hàng nhanh trong bốn giờ đến tận tay người tiêu dùng nhằm bảo đảm sự tươi ngon và hương vị đặc trưng của loại đặc sản này. 

Dưới sự chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Công thương, sàn TMĐT Vỏ Sò (Voso.vn) của Viettel Post cũng đã đưa sản phẩm vải đặc sản Bắc Giang lên sàn vào ngày 28.5.2021, với mục tiêu tiêu thụ 100 tấn vải/ngày. Đồng thời, sàn TMĐT Vỏ Sò cũng đã hỗ trợ, hướng dẫn, đào tạo và đồng hành cùng bà con nông dân tại Bắc Giang tạo gian hàng và chủ động đăng bán các sản phẩm trên sàn. Một ngày sau khi vải thiều Bắc Giang được đưa lên sàn TMĐT Vỏ Sò, đơn vị này cho hay đã có hơn 1 tấn vải thiều được khách đặt mua trước. 

Đối với sàn TMĐT Shopee, thời gian qua, đơn vị cũng đã tích cực phối hợp với Bộ Công thương, Cục Xúc tiến thương mại cùng các đơn vị phân phối nông sản, triển khai chương trình ShopeeFarm với nhiều hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại tỉnh Tiền Giang, Sơn La và Bắc Giang. Các sản phẩm lên sàn TMĐT đều được Cục Xúc tiến thương mại hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, gắn tem nhãn, đảm bảo minh bạch thông tin sản phẩm.

Để giúp người dân, nhất là tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa có thêm một phương thức quảng bá, tiêu thụ sản phẩm mới, Bưu điện Việt Nam (VNPost) đã và đang cử nhân viên xuống từng địa bàn để hỗ trợ trực tiếp người dân bán hàng trên sàn TMĐT Postmart. Thậm chí, đơn vị còn hỗ trợ bà con nông dân, chủ trang trại trên cả nước bán nông sản hàng hoá, nông sản thực phẩm an toàn theo hình thức trực tuyến (livestream). 

Đối với Tiki, không chỉ hỗ trợ DN, bà con nông dân đưa nông sản lên sàn, trang TMĐT này còn mang đến những trải nghiệm tốt hơn mà không ngờ đến. "Tiki đã cử một đội hỗ trợ livestream xuống tận vùng trồng sầu riêng để hướng dẫn nông dân livestream bán hàng. Kết quả, họ bán được gấp rưỡi số lượng sầu riêng kỳ vọng, phải xin lỗi người xem vì không có đủ hàng để bán", ông Nguyễn Thành Long, Giám đốc Marketing của Tiki chia sẻ.

Tạo thói quen cho nông dân chuyển đổi số


Việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm qua sàn TMĐT không chỉ là phao cứu sinh mà là cơ hội để bà con nông dân làm quen với chuyển đổi số trong SXKD

Theo ông Phan Trọng Lê, Trưởng Ban nghiên cứu và Phát triển thương hiệu Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, xác định việc định hướng, tạo thói quen bán hàng qua sàn TMĐT cho bà con nông dân được xem là chìa khóa quan trọng để nâng tầm giá trị và mở rộng thị phần tiêu thụ nông sản của người dân tại thị trường nội địa. Vì thế, đội ngũ vận hành sàn TMĐT Postmart luôn đặc biệt quan tâm đến việc phổ biến, cung cấp và hướng dẫn cho người dân đưa các sản phẩm hàng hóa lên sàn. 

Tuy nhiên, ông Phan Trọng Lê thừa nhận, một trong những khó khăn hiện nay là phần lớn bà con nông dân chưa quen với việc sử dụng công nghệ cũng như chưa từng tiếp xúc với bán hàng online nên còn nhiều bỡ ngỡ khi thực hiện các thao tác và xử lý đơn hàng trên sàn. Thậm chí, nhiều hộ gia đình có sản phẩm đã định vị được thương hiệu cá nhân tại địa phương nhưng vẫn không muốn thay đổi cách tiêu thụ hàng hóa.

Để tháo gỡ khó khăn này, các nhân viên Bưu điện một mặt kiên trì giải thích chi tiết về những lợi ích, hiệu quả của việc bán hàng trên sàn TMĐT, một mặt hướng dẫn tỉ mỉ cách thức, quy trình đưa hàng lên sàn Postmart. Không chỉ một vài lần, có những hộ gia đình, nhân viên Bưu điện phải hướng dẫn nhiều lần người dân mới từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm để tạo thói quen hàng ngày vào kiểm tra gian hàng và cập nhật các thông tin, hình ảnh mới cho gian hàng của mình.

Riêng đối với mặt hàng có tính mùa vụ như hoa quả, rau củ thời gian thu hoạch và sử dụng không dài, Vietnam Post sẽ tận dụng triệt để lợi thế về mạng lưới trải rộng, nguồn nhân lực đông đảo và đặc biệt là hệ thống phương tiện thu gom, vận chuyển để phát nhanh chóng các sản phẩm. Qua đó, vừa đảm bảo tối ưu hóa chi phí vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm tươi, sạch đến tay người tiêu dùng trong thời gian sớm nhất.

Với ShopeeFarm, việc đóng gói hàng hóa theo quy chuẩn và chất lượng sản phẩm được đảm bảo, đáp ứng nhu cầu của người dùng cuối mà không thông qua các thương lái, giá trị nông sản sẽ gia tăng cả về mặt chất lượng lẫn hình thức. Vì thế, đơn vị đã giúp các nhà vườn xử lý nhanh và đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm nông sản tươi sống, sản phẩm được cho là khó tiêu thụ trong giai đoạn bị tác động bởi COVID-19.

Không chỉ thế, Shopee  còn tạo điều kiện cho hộ kinh doanh, các hợp tác xã và các doanh nghiệp địa phương tiếp cận các hình thức kinh doanh mới, xây dựng hình ảnh và quảng bá sản phẩm thành công trên nền tảng TMĐT. Cụ thể, thông qua ShopeeFarm, nhà vườn có thể trực tiếp theo dõi phản hồi của khách hàng, kịp thời điều chỉnh mẫu mã, chất lượng sản phẩm; có điều kiện tìm hiểu và tiếp cận thị trường tốt hơn từ những phản ứng xác thực của người dùng thông qua sức mua và lượng đơn hàng; chủ động lên kế hoạch mùa vụ, hạn chế tồn đọng và nghiên cứu, phát triển những sản phẩm mới giá trị cao hơn.  

Các hợp tác xã, hộ kinh doanh sầu riêng tại Tiền Giang cho biết, nhờ các sàn TMĐT mà bà con nông dân phát triển thêm sản phẩm hộp sầu riêng cắt múi, cấp đông. Sản phẩm này bảo quản được lâu và tiêu thụ quanh năm, giảm thiểu nhiều hạn chế so với phương thức truyền thống là bán quả ăn liền. Hiện sầu riêng cấp đông được phân phối cho nhiều đối tác đa kênh và được đề nghị xuất khẩu ra nước ngoài.

Có thể nói, việc đưa nông sản lên sàn TMĐT là "phao cứu sinh" cho bà con nông dân. Tuy nhiên,  theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại, không chỉ một mình DN đứng ra hỗ trợ bà con, vẫn cần chính quyền địa phương có những chính sách khuyến khích nông dân ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, tiêu thụ nông sản. Bởi, việc đưa nông sản lên sàn TMĐT không chỉ tạo thêm một kênh phân phối bền vững cho sản phẩm tiềm năng của các địa phương mà song song đó, hoạt động này sẽ góp phần nâng khuyến khích tinh thần “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. 

Theo TTXVN/Tin tức
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Radio online
Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 18/04/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV