Cơn ác mộng khác của Ấn Độ15/05/2021 - 10:30:00 Các doanh nghiệp phải đóng cửa và nhiều lao động mất việc khi làn sóng Covid-19 quay trở lại nhiều vùng ở Ấn Độ.
Mahesh Vyas, giám đốc điều hành Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ cho biết nền kinh tế nước này đang trong tình trạng “rất lung lay”, khi virus lây lan ra hầu hết ngõ ngách của các thành phố lớn. Chống chọi với đợt bùng phát tồi tệ nhất thế giới, nhiều các bang và thành phố trên khắp Ấn Độ đã đóng cửa. Nhiều cơ sở kinh doanh không thiết yếu dừng hoạt động, người dân phải ở trong nhà. Tổn thương kinh tế cũ chưa kịp lànhDữ liệu di động mới nhất của Google cho thấy hoạt động xung quanh các địa điểm bán lẻ và giải trí ở Ấn Độ đã giảm 64% so với trước đại dịch. Hoạt động tại các siêu thị và hiệu thuốc đã giảm 26%. Thậm chí, những công viên và vườn cây công cộng vẫn mở cửa trong đợt bùng phát dịch đột biến gần đây, cũng chững kiến sự sụt giảm lượng khách tới 47%. Các nhà kinh tế đánh giá tiêu dùng tư nhân, yếu tố chiếm hơn một nửa tổng sản phẩm quốc nội của Ấn Độ, dự kiến sụt giảm. “Tác động tức thì của làn sóng thứ hai cho thấy sự phục hồi sẽ rơi vào thoái trào”, Vyas nói. Kinh tế Ấn Độ đã trượt sâu vào suy thoái sau đợt phong tỏa toàn quốc được đánh giá là nghiêm ngặt bậc nhất thế giới vì làn sóng đầu tiên của dịch Covid-19 ở nước này. Tuy nhiên, nền kinh tế đã dần phục hồi sau khi chính quyền nền kinh tế thứ sáu thế giới gỡ bỏ phong tỏa diện rộng rất nhanh chóng. Chỉ số quản lý mua hàng trong lĩnh vực sản xuất ở Ấn Độ - một thước đo hoạt động của khối tư nhân - đã tăng nhẹ lên 55,5 trong tháng 4, hơn 0,1 so với tháng trước đó. Theo quy tắc của chỉ số, kết quả ghi nhận trên 50 cho thấy hoạt động đang tăng lên.
Ấn Độ đã tránh áp dụng đóng cửa toàn quốc, biện pháp khiến đất nước rơi vào sự đình trệ gần như hoàn toàn trong nhiều tháng năm ngoái. Tuy nhiên, việc cho phép các ngành công nghiệp nặng như nông nghiệp, sản xuất tiếp tục hoạt động đã làm giảm bớt một số tổn thương với nền kinh tế. “Tiêu thụ điện, đường sắt, vận chuyển hàng hóa đã được duy trì khá tốt. Đó là một dấu hiệu tích cực”, Vishrut Rana, chuyên gia kinh tế tại S&P Global Ratings cho biết. Tuy nhiên, sự phục hồi đã nhanh chóng tiêu tan khi làn sóng thứ hai tàn khốc chưa từng thấy của Covid-19 tấn công Ấn Độ. "Thất nghiệp mới là virus thực sự"Làn sóng Covid-19 thứ hai đang tấn công các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đã bị tổn thương trong đợt phong tỏa năm ngoái. Chuyên gia Vishrut Rana cho biết bất kỳ sự hạn chế thêm nào về chi tiêu "có thể xóa sổ vĩnh viễn nhiều doanh nghiệp trong số đó". Trong khi đó, việc chi tiêu, ngoại trừ chi phí chăm sóc sức khỏe, là điều cuối cùng mọi người nghĩ đến. “Điều đó sẽ tác động đến chi tiêu tiêu dùng trong tương lai”, chuyên gia Rana nhận định. Chi tiêu của người tiêu dùng là động cơ tăng trưởng chính của nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới. Đợt phục hồi vừa qua, nhu cầu bị dồn nén đã thúc đẩy kinh tế Ấn Độ tăng trưởng trở lại, sau khi GDP của nước này giảm hai quý liên tiếp vào năm ngoái. Chủ tiệm salon Delhi, Nima, quyết định ngừng kinh doanh sau khi thành phố phong tỏa vào cuối tháng 4. Cô cho biết thẩm mỹ viện gần như không tồn tại được vào năm ngoái, sau đó, cuộc sống đang dần trở lại bình thường. Nhưng giờ đây, Nima không còn khả năng tiếp tục trả lương cho nhân viên. Trong thời gian phong tỏa năm ngoái, hàng triệu lao động nhập cư bị mất việc đã trở về quê nhà ở nông thôn. Tầng lớp trung lưu cũng quay cuồng, nhiều gia đình khá giả nhiễm bệnh nhưng không nhận được sự chăm sóc y tế từ các bệnh viện đang phải vật lộn vì quá tải.
Hiện tại, với tình trạng quá tải giường bệnh, cách duy nhất người Ấn Độ có thể làm để chiến đấu với đại dịch là tránh xa các khu vực công cộng. Tuy nhiên, nhiều người Ấn Độ không có tiền tiết kiệm. Payal Das, 33 tuổi, đã mất việc làm đầu bếp và dọn dẹp khi thủ đô New Delhi ra lệnh đóng cửa vào cuối tháng 4. Sợ hãi khi lây nhiễm gia tăng, chủ của cô đã tháo chạy khỏi thành phố, không gia đình nào khác trong khu vực muốn thuê người giúp việc mới. “Họ nghĩ rằng chúng tôi mang mầm bệnh”, cô nói. Das đang lo lắng về việc làm thế nào để nuôi và đóng học phí cho con gái 7 tuổi. Công việc đánh trống đám cưới của chồng cô cũng không còn nữa. Quá mệt mỏi vì tranh cãi tiền bạc, gần đây họ đã quyết định ly hôn. “Căn bệnh này đã đẩy chúng tôi vào cảnh bất lực. Giới chức trách muốn cứu chúng tôi khỏi virus. Nhưng thất nghiệp mới là virus thực sự", Das nói. Kịch bản kinh tế tương lai mù mờẨn số lớn nhất hiện nay làn sóng Covid-19 sẽ kéo dài bao lâu. Ảnh hưởng kinh tế lâu dài phụ thuộc vào thời điểm đại dịch kết thúc, và liệu một làn sóng lây nhiễm khác có thể được ngăn chặn hay không. Các nhà kinh tế cho biết một số mô hình dịch tễ học, bao gồm mô hình của cố vấn của Thủ tướng Narendra Modi, dự đoán gia tăng Covid-19 sẽ đạt đỉnh vào khoảng giữa tháng 5. Trong trường hợp này, tổn thương kinh tế có thể được giới hạn trong quý từ tháng 4 đến tháng 6, và nền kinh tế phục hồi ngay sau đó. Ông Rana cho biết tăng trưởng GDP cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2022 sẽ đạt mức khiêm tốn, xuống 9,8% so với ước tính ban đầu là 11%. Nếu đỉnh dịch đến muộn hơn vào tháng 6, triển vọng sẽ tồi tệ hơn, tăng trưởng GDP sẽ giảm xuống 8,2%. “Đó là khoảng thời gian dài hơn mà mọi người ở trong nhà và không chi tiêu”, Rana nói.
Kunal Kundu, nhà kinh tế Ấn Độ tại Ngân hàng Đầu tư và Doanh nghiệp Société Générale, cho biết ngay cả sau khi cuộc khủng hoảng hiện tại kết thúc, chiến dịch tiêm chủng chậm sẽ tiếp tục cản trở khả năng mở cửa an toàn của Ấn Độ. Theo Bộ Y tế, hiện chỉ 2,8% trong số hơn 1,3 tỷ người của đất nước được tiêm chủng đầy đủ. Ông Kundu cho rằng Ấn Độ khó có thể đạt được miễn dịch cộng đồng từ việc tiêm phòng trước nửa đầu năm 2022. Đồng thời, mở cửa nền kinh tế quá nhanh có thể gây ra một đợt gia tăng khác, điều này sẽ cản trở nền kinh tế dài hạn. “Có nhiều khả năng việc đóng cửa cục bộ sẽ tiếp tục đến tháng 6 hoặc thậm chí dài hơn. Ấn Độ vẫn cần duy trì các quy định Covid-19 để ngăn chặn tình trạng xấu hơn cho đến khi hoàn thành tiêm chủng hàng loạt”, Kundu nói. Ông đã sửa đổi dự báo tăng trưởng GDP từ 9,5% xuống 8,5% cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2022, và có khả năng sẽ giảm hơn nữa. Trong tuần qua, Ấn Độ vẫn là quốc gia ghi nhận nhiều ca mới nhất, ở mức 375.200 ca mỗi ngày. Nước đứng thứ hai là Brazil với 61.500 trường hợp, tăng 4%, Mỹ (35.600 ca, giảm 22%). Thế giới đã ghi nhận 162.409.435 ca mắc Covid-19 và 3.365.719 ca tử vong theo trang thống kê thời gian thực Worldometers. Theo Zing.vn
Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
|
Theo TTKTTV
|