tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Công xưởng 'ngủ đông', người lao động đối mặt với nguy cơ mất việc

Chia sẻ: 

19/06/2023 - 08:06:00


Các nhà máy và công xưởng “ngủ đông” vì thiếu đơn hàng đã khiến hàng trăm nghìn lao động trên cả nước đối mặt với nguy cơ mất việc. Bởi vậy, việc cứu doanh nghiệp trong lúc này cũng chính là cứu người lao động tránh khỏi tình cảnh thất nghiệp. Về lâu dài, Chính phủ cũng cần có chính sách đào tạo nâng cao chất lượng lao động, tránh tình cảnh nếu phải cắt giảm thì lao động có trình độ giản đơn sẽ thuộc đối tượng đầu tiên.

Một trong những con số báo động về tình hình lao động – việc làm trong tuần vừa qua chính là kết quả khảo sát 8.343 người lao động được Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Những con số báo động

Theo báo cáo trên, thị trường lao động đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi những biến động kinh tế gần đây. Trong tổng số 8.343 người lao động tham gia khảo sát trên cả nước, có 31% đang ở trong tình trạng không có việc làm. Tỷ lệ này đã giảm so với trong bối cảnh COVID-19 (62% tại thời điểm tháng 8/2021 và 53% tại thời điểm tháng 10/2021), nhưng vẫn còn khá cao, cho thấy nhiều thách thức đối với thị trường lao động.

-1540-1686904220.jpg

Hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó cũng chính là hỗ trợ người lao động có việc làm. 

Xét theo ngành kinh tế chính, các ngành kinh doanh bất động sản, xây dựng và du lịch, khách sạn, nhà hàng có tỷ lệ người lao động không có việc làm cao nhất, lần lượt là 53%, 44% và 43%. Còn xét theo địa phương thì TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Đà Nẵng là những tỉnh/thành phố có tỷ lệ người lao động không có việc làm cao nhất, đều trên 30%.

Về nguyên nhân không có việc làm của người lao động, có 32,4% người lao động không có việc cho biết họ bị mất việc là do cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng cửa, phá sản hoặc tạm ngừng kinh doanh; 27,1% đưa ra nguyên nhân vì cơ sở sản xuất, kinh doanh phải sa thải lao động để cắt giảm chi phí do không có đơn hàng.

Đáng lo ngại, Ban IV chỉ ra, xu hướng số lượng người lao động bị mất việc tại các doanh nghiệp không những không giảm đi mà tăng lên diễn ra từ quý IV/2022 sang quý I/2023, và dự báo còn tiếp diễn trong các quý còn lại của năm 2023. Nhất là khi kết quả khảo sát tình hình doanh nghiệp của Ban IV cho thấy, trong số các doanh nghiệp dự kiến còn hoạt động năm 2023, có đến 71,3% doanh nghiệp dự kiến sẽ phải cắt giảm quy mô lao động từ 5% trở lên.

Báo cáo tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ LĐ-TB&XH cũng đưa ra thực trạng này, theo đó có gần 510.000 lao động Việt Nam đang phải đối diện với những thách thức về việc làm kể từ đầu năm nay. Tình trạng các nhà máy và công xưởng "ngủ đông" đang dần trở nên trầm trọng, đe dọa tới sự ổn định của nền nền kinh tế và gây xáo trộn thị trường lao động.

Theo thống kê từ Bộ LĐ-TB&XH, số lao động bị mất việc lên tới gần 280.000 người chỉ trong vòng 5 tháng, chiếm khoảng 55% tổng số lao động bị ảnh hưởng. Trong đó, số lao động bị giảm giờ làm khoảng 195.000 người, hơn 17.000 người phải nghỉ việc không lương và hơn 8.300 người bị tạm hoãn hợp đồng…

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH lý giải nguyên nhân là do doanh nghiệp thiếu đơn hàng khi các thị trường xuất khẩu chủ yếu đều gặp khó khăn, lạm phát cao, chính sách tiền tệ thắt chặt khiến sức mua sụt giảm, đặc biệt là nhu cầu về các mặt hàng thời trang quần áo, giày dép, thiết bị điện tử cá nhân… Nhiều doanh nghiệp đang phải đối diện với lượng hàng tồn kho lớn không thể xuất khẩu, trong khi cũng không có thêm đơn hàng mới.

Cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Theo ông Nguyễn Minh Kế, Chủ tịch Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam, nhu cầu thị trường giảm mạnh khiến các doanh nghiệp ngành nhôm đang hoạt động ở mức 30 – 40% công suất để trả những đơn hàng ít ỏi và duy trì việc làm cho người lao động. Các doanh nghiệp đã cố gắng hết sức nhưng vẫn có khoảng 40.000 người lao động trong ngành nhôm bị ảnh hưởng việc làm và thu nhập.

Trong khi đó, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, chia sẻ nỗi trăn trở của doanh nghiệp hiện nay chính là việc gồng lên lo cho người lao động. Ước tính, mỗi nhà máy có từ vài nghìn đến vài trăm nghìn lao động, nếu sa thải người lao động thì khi có đơn hàng, doanh nghiệp sẽ không có người làm; nếu tiếp tục giữ thì nguồn lực hạn chế, không có sức để chi trả các khoản lương, chi phí BHXH, công đoàn cho người lao động.

Theo đó, bà Xuân mong muốn, Nhà nước có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, giãn đóng BHXH, phí công đoàn, tiếp cận nguồn lực ưu đãi, thị trường… “Doanh nghiệp được cứu thì người lao động sẽ được cứu”, bà Xuân cho biết.

Đồng thời, Ban IV cũng kiến nghị Chính phủ cho phép doanh nghiệp, người lao động không phải thu, nộp phí công đoàn cho cơ quan công đoàn cấp trên tới ít nhất là hết năm 2024 và giãn, hoãn các khoản thuế, phí khác để doanh nghiệp và người lao động dồn nguồn lực này cho người lao động trang trải trực tiếp các nhu cầu cuộc sống, nhằm giảm áp lực/kỳ vọng vào khoản tiền rút từ bảo hiểm xã hội.

Mặt khác, các doanh nghiệp cũng bày tỏ trăn trở về việc Chính phủ và các cơ quan hữu quan cần có chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam. Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, da giày là ngành thâm dụng lao động – tuy nhiên khi nền sản xuất ngày càng phát triển lên trình độ cao đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn lực lao động chất lượng.

“Nhà nước cần chính sách hỗ trợ để nâng cao trình độ, đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động. Chính sách hỗ trợ cần lấy người lao động làm trung tâm, đảm bảo nâng cao trình độ cho lao động giản đơn”, bà Xuân cho biết đây là xu hướng phát triển của ngành da giày.

Cùng quan điểm, bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam thẳng thắn cho biết, các doanh nghiệp điện tử đang phải đào tạo lại khi tuyển dụng lao động. “Chúng tôi sẵn sàng trả lương cho người lao động có trình độ cao hàng trăm triệu đồng/tháng, nhưng tiếc rằng không có nhiều lao động người Việt đáp ứng được yêu cầu này”, bà Hương thông tin.

Theo bà Hương, hiện  nhiều chuyên gia nước ngoài là người Hàn Quốc, người Trung Quốc... sang Việt Nam nắm giữ vị trí quản trị sản xuất và hưởng lương 200 triệu đồng/tháng, rất nhiều người trong số họ không tốt nghiệp đại học, mà chỉ tốt nghiệp một trường nghề nhưng trình độ chuyên môn và kinh nghiệm triển khai sản xuất rất dày dặn.

“Chúng tôi không quan tâm người đó có bằng đại học thế nào mà cần người có chuyên môn tốt trong quản trị sản xuất. Do vậy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đều phải thuê một vài vị trí quản lý là người nước ngoài để đảm bảo tính tương thích trong chuỗi sản xuất, đây là điều đáng tiếc”, bà Hương chia sẻ.

Rõ ràng, câu chuyện của bà Hương cho thấy tính cấp thiết nâng cao chất lượng đào tạo lao động, chuyên môn tay nghề. Đây cũng là giải pháp lâu dài để đảm bảo dù trong bất cứ khó khăn nào, người lao động Việt Nam cũng có việc làm ổn định. 

Tạp chí điện tử Kinh Doanh
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 02/07/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV