tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Đề xuất xác định nồng độ cồn theo mức độ cao, nghiêm trọng trong hơi thở tài xế

Chia sẻ: 

06/02/2024 - 10:08:00


Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia để xác định nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở tài xế, làm cơ sở để xử phạt theo yêu cầu của Ủy ban An toàn giao thông.

Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho rằng cần xử lý hình sự tài xế vi phạm nồng độ cồn ở mức đặc biệt nghiêm trọng (vượt mức 3) dù chưa gây hậu quả.

Tổ kiểm tra liên ngành kiểm tra nồng độ cồn người tham giao thông.
 Tổ kiểm tra liên ngành kiểm tra nồng độ cồn người tham giao thông. 

 

Tại hội thảo "Tác hại của rượu, bia đối với người tham gia giao thông đường bộ" do Bộ Công an phối hợp Bộ Y tế tổ chức sáng 29/1, TS Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, đánh giá mức xử phạt hành chính đối với tài xế vi phạm nồng độ cồn tương đối cao, có tính răn đe tốt.

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành quy định người có nồng độ cồn ở mức 3 (trên 0,4 mg/lít khí thở hoặc quá 80 mg/100 ml máu) dù cao đến mấy vẫn chung một hình phạt. Điều này chưa hoàn toàn phù hợp nguyên tắc cơ bản trong xử phạt hành chính, đó là phạt tương xứng mức độ vi phạm.

Do đó, ông Minh đề nghị cần quy định mức độ là “đặc biệt nghiêm trọng”, tài xế mất kiểm soát hoàn toàn, có thể gây tai nạn giao thông thảm khốc thì cần xử lý hình sự.

Để có đủ căn cứ xử lý hình sự, cơ quan chuyên môn, đặc biệt là ngành y tế cần có văn bản quy định vi phạm nồng độ cồn ở mức độ nào là đặc biệt nghiêm trọng khiến tài xế mất kiểm soát hoàn toàn và bị xử lý theo khoản 4, điều 260 Bộ luật Hình sự. Từ đó, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thể ban hành hướng dẫn cơ quan chức năng thực hiện quy định của bộ luật.

Từ đề nghị trên, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế có công văn gửi các chuyên gia, đơn vị về việc nghiên cứu xác định nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông.

Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế nói “rất ủng hộ việc xử lý vi phạm hành chính khi người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm quy định về nồng độ cồn, đặc biệt, khi gây tai nạn sẽ xử lý hình sự". Tuy nhiên, khi đưa ra các quy định pháp luật mới cần tham khảo các nước trên thế giới để phù hợp, hài hòa.

Hiện nay, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt vi phạm hành chính thấp nhất đối với nồng độ cồn là:

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì người điều khiển bị phạt 2-3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 10-12 tháng.

Mức cao nhất vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc quá 0,4 mg/lít khí thở thì người điều khiển bị phạt 6-8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22-24 tháng.

Với ôtô, mức thấp nhất chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa quá 0,25 mg/lít khí thở thì tài xế bị phạt 6-8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 10-12 tháng.

Mức cao nhất vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc quá 0,4 mg/lít khí thở thì tài xế bị phạt 30-40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22-24 tháng.

Như vậy, có thể hiểu theo quy định của pháp luật thì không có mức tối thiểu cho nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Tức là, chỉ cần khi thực hiện đo nồng độ cồn của người lái xe tham gia giao thông phát hiện ra có nồng độ cồn đều sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

Theo VTC News
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
ngày thương binh liệt sỹ công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 28/07/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV