tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Giá điện tăng, doanh nghiệp xoay xở tìm cách ứng phó

Chia sẻ: 

15/10/2024 - 09:19:00


Giá điện tăng thêm 4,8%, nâng tổng mức tăng giá điện gần hai năm qua lên tới trên 12%, nhiều doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng phải tìm cách xoay xở để cắt giảm chi phí sản xuất, sinh hoạt trước áp lực giá cả ngày càng tăng cao.

 

Giá điện tăng, doanh nghiệp xoay xở tìm cách ứng phó
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã công bố quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11.10 với mức tăng thêm 4,8%. Ảnh: EVN

Tiết giảm tối đa để ứng phó khi điện tăng giá

Việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN tăng giá điện từ mức 2.006,79 đồng (tháng 11.2023) lên 2.103,11 đồng/kWh, (từ ngày 11.10) khiến ông Nguyễn Hoàng Minh - Giám đốc điều hành một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm tại Hà Nội - tỏ ra rất lo lắng.

Ông cho biết, thời gian qua các nguyên vật liệu sản xuất khác như bao bì, vỏ sản phẩm đã tăng trên 20%. Tuy nhiên, doanh nghiệp của ông không dám tăng giá sản phẩm phần vì để giữ chân khách hàng, phần vì nhiều hợp đồng đã được ký kết từ đầu năm, rất khó điều chỉnh và nay, giá điện tăng lên 2.103,11 đồng/kWh, khó khăn với doanh nghiệp sẽ càng lớn.

"Tôi biết ngành điện đang đối mặt với những khó khăn do giá nhiên liệu tăng đột biến. Việc tăng giá điện cũng là cấp bách lúc này, nhưng tăng đến 4,8% thật sự là thách thức rất lớn với doanh nghiệp, nhất là khi trong bối cảnh cả nước đang chung tay khắc phục hậu quả nặng nề do bão Yagi (bão số 3) để lại. Việc tăng giá điện khiến các chi phí khác cũng gián tiếp tăng theo, trong đó giá cả các sản phẩm thực phẩm đầu vào cũng tăng theo, như vậy, doanh nghiệp đang chịu tác động kép" - ông Minh cho hay.

Để ứng phó với việc tăng giá điện, ông Minh cho rằng, doanh nghiệp phải chủ động các biện pháp ứng phó như tối ưu sử dụng các thiết bị điện ở văn phòng, nhất là sử dụng máy điều hòa nhiệt độ, máy tính, điện thắp sáng. Đồng thời tuyên truyền cho nhân viên sử dụng điện tiết kiệm và hợp lý, tắt các thiết bị điện không cần thiết, đồng thời đánh giá lại các máy móc tiêu hao nhiều năng lượng.

Chị Nguyễn Thị Thuận (Hà Nội) - chủ quán ốc trên phố An Khánh (huyện Hoài Đức, Hà Nội) - cũng cho hay, sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, giá các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, đặc biệt là rau xanh tăng mạnh, đến bây giờ, giá bán lẻ điện tiếp tục tăng khiến chị phải đổi lại thực đơn (menu) của quán theo hướng tăng trên 10%.

Ông Nguyễn Đức Thăng - Tổng Giám đốc Công ty may Đáp Cầu - cho hay, giá điện tăng kéo nhiều chi phí khác "ăn theo" làm cho chi phí sản xuất từ đầu năm nay tăng thêm 10%. Giá thành sản phẩm tăng, sức cạnh tranh giảm, buộc doanh nghiệp phải tìm cách giảm các loại chi phí để tiết giảm tối đa, đặc biệt là giảm tiêu hao lượng điện sử dụng.

Phương án được ưu tiên là bố trí lại giờ sản xuất cho hợp lý, giảm thời gian sản xuất ở giờ cao điểm và tăng hiệu quả, hiệu suất sản xuất ở giờ thấp điểm có giá điện thấp. Đặc biệt, doanh nghiệp này cũng đang tính toán lắp đặt thêm hệ thống điện mặt trời áp mái, vừa chủ động cung ứng điện vừa đáp ứng cho các đơn hàng tiêu chuẩn xanh của khách hàng.

EVN nói gì về việc tăng giá điện?

Lý giải về việc tăng giá bán lẻ điện, ngày 14.10, đại diện EVN cho biết, do thực tiễn, giá thành sản xuất điện chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố đầu vào về sản lượng điện phát, giá than, dầu, khí, tỉ giá ngoại tệ… Trong đó, cơ cấu nguồn biến động theo chiều hướng bất lợi khi các nguồn mua điện có giá thành rẻ giảm, các nguồn mua điện có giá thành đắt tăng so với năm 2022.

EVN cho hay, giá các loại nhiên liệu than, khí năm 2023 mặc dù giảm so với năm 2022, tuy nhiên, vẫn ở mức cao so với giai đoạn các năm 2020-2021. Trong đó, giá than pha trộn (giữa than nội và than nhập khẩu) năm 2023 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện tuy vẫn đang duy trì ở mức cao, cao hơn từ 29% đến 35% (tùy từng chủng loại than) so với giá than pha trộn áp dụng năm 2021 (giai đoạn trước khi giá than tăng đột biến trong các năm 2022-2023).

Nhu cầu phụ tải tăng cao qua các năm trong khi không có nhiều các công trình nguồn điện mới giá rẻ vào vận hành. Tổng sản lượng điện mua, nhập khẩu tại điểm giao nhận tăng thêm 11,8 tỉ kWh so với năm 2022, tương ứng với mức tăng 4,6%.

Để đáp ứng nhu cầu điện tăng cao, EVN phải mua điện bổ sung từ các nguồn có giá thành sản xuất cao hơn nhiều so với giá bán lẻ điện như các nguồn nhiệt điện sử dụng than nhập khẩu và nhiệt điện dầu.

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Xuân Nam - Phó Tổng Giám đốc EVN - thông tin, giá điện thực tế tăng cao hơn nhiều, tuy nhiên, EVN đã cân đối hài hòa các yếu tố an sinh xã hội, giảm tác động đến đời sống nhân dân và nền kinh tế nên quyết định mức tăng 4,8%.

Theo ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), nếu giữ giá điện như cũ, EVN sẽ tiếp tục lỗ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc bảo toàn, phát triển vốn Nhà nước tại EVN, tác động lớn tới hoạt động sản xuất - tài chính của tập đoàn này, gây ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp điện và an ninh năng lượng.

Theo Báo Lao Động
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 23/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV