tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Giảm lãi suất, thêm động lực tăng trưởng

Chia sẻ: 

19/06/2023 - 08:39:00


Quyết định của Ngân hàng Nhà nước trong việc giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của tổ chức tín dụng giống như liều thuốc bổ tạo điều kiện để doanh nghiệp và người dân có thể tiếp cận nguồn vốn vay chi phí thấp để phục hồi sản xuất kinh doanh. Và đó sẽ là động lực cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

 

 

Động thái giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 của Ngân hàng Nhà nước mở ra thêm kỳ vọng mới về khả năng tiếp cận vốn của cộng đồng doanh nghiệp. Ảnh: Quang Vinh.

Động thái giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 của Ngân hàng Nhà nước mở ra thêm kỳ vọng mới về khả năng tiếp cận vốn của cộng đồng doanh nghiệp. Ảnh: Quang Vinh.

Không chủ quan với lạm phát

Bắt đầu từ hôm nay (ngày 19/6) theo Quyết định số 1123/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5%/năm; lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 5,0%/năm xuống 4,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ mức 3,5%/năm xuống 3,0%/năm.

Bên cạnh đó, cũng theo Quyết định số 1124/QĐ-NHNN lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giữ nguyên ở mức 0,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ mức 5,0%/năm xuống 4,75%/năm, riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,25%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.

Như vậy dựa trên các quyết định điều hành này, các ngân hàng thương mại cân đối để điều chỉnh lãi suất, tạo điều kiện cho mặt bằng lãi suất hạ xuống khiến chi phí sử dụng dòng vốn thấp. Góp phần cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nhiệp (DN), kích thích tăng trưởng kinh tế và làm gia tăng khối lượng đơn hàng cho DN.

Bối cảnh kinh tế trong nước thời gian nửa đầu năm 2023 có nhiều khó khăn. Trong đó nhiều chỉ số kinh tế tăng thấp hơn cùng kỳ phản ánh tác động tiêu cực từ cầu nước ngoài suy giảm mạnh và những khó khăn nội tại của nền kinh tế. Lạm phát tiếp tục chậm lại trong 5 tháng đầu năm 2023 do tăng trưởng kinh tế thấp, làm suy giảm áp lực lạm phát cầu kéo. Bên cạnh đó nhiều dự báo chỉ ra khả năng đạt mục tiêu lạm phát bình quân cả năm 2023 khoảng 4,5% là tương đối khả thi; các tổ chức quốc tế đưa ra dự báo lạm phát bình quân năm 2023 khoảng 3%-5,5%.

Tuy nhiên, theo cơ quan quản lý tiền tệ, thị trường tiền tệ ổn định, thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) dồi dào và dư thừa. Từ đầu năm 2023 đến nay, NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối, góp phần đưa vào lưu thông một lượng lớn tiền VND tương ứng. Các giải pháp nêu trên đã góp phần tạo thanh khoản dồi dào trên thị trường, qua đó bình ổn và làm giảm mặt bằng lãi suất thị trường liên ngân hàng, hỗ trợ TCTD giảm lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế.

Quyết định của NHNN trong việc giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của TCTD lần này tạo điều kiện để DN và người dân có thể tiếp cận nguồn vốn vay chi phí thấp để phục vụ sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực ưu tiên, các lĩnh vực trọng yếu là động lực cho tăng trưởng kinh tế theo đúng chủ trương của Chính phủ. Việc tiếp tục giảm lãi suất điều hành của NHNN khẳng định và xác lập xu hướng giảm lãi suất cho thị trường trong thời gian tới, qua đó định hướng TCTD mạnh dạn và quyết liệt hơn trong việc giảm lãi suất cho vay, đồng hành cùng DN và người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi kinh tế” - NHNN khẳng định.

Mặc dù giảm lãi suất, song NHNN cho biết không chủ quan với áp lực lạm phát (lạm phát cơ bản hiện vẫn khá cao, bình quân 5 tháng đầu năm là 4,83%) trong bối cảnh lạm phát toàn cầu được dự báo còn tiếp tục duy trì ở mức cao; các ngân hàng trung ương lớn vẫn tiếp tục tiến trình thắt chặt chính sách tiền tệ, neo giữ lãi suất ở mức cao.

Do đó, NHNN tiếp tục theo dõi sát diễn biến trong nước, quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để tiếp tục chỉ đạo các TCTD có các giải pháp tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ DN phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp có thêm động lực phục hồi sản xuất từ động thái giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Quang Vinh.

Doanh nghiệp có thêm động lực phục hồi sản xuất từ động thái giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Quang Vinh.

Nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách

Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN suy giảm mạnh. Việc xuất khẩu của nhiều lĩnh vực gặp khó khăn do tổng cầu quốc tế và nội địa giảm sút. Cộng đồng DN đã nhiều lần kiến nghị cơ quan quản lý sớm tập trung giải quyết không chỉ có câu chuyện của việc tiếp cận vốn vay, mà cả giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, tiếp cận thị trường và cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa - Chủ tịch Hiệp hội DN TPHCM cho biết, nhiều DN đã vay ngân hàng để đầu tư máy móc, thu mua nguyên liệu... và đã thế chấp hết tài sản có quyền sở hữu hợp pháp. Nay muốn vay thêm nhưng không còn tài sản nào để thể chấp, nhà xưởng thì ngân hàng không chấp nhận làm tài sản đảm bảo.

Do vậy, theo ông Hòa, cộng đồng DN kỳ vọng động thái giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 trong năm này kích thích được nhu cầu vay vốn của DN. TS Cấn Văn Lực cùng nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng giảm lãi suất điều hành tiếp tục là một động thái mạnh mẽ, phù hợp với 4 cơ sở: Một là, áp lực tăng lãi suất và tỷ giá đã và đang giảm đáng kể khi FED đã tạm dừng tăng lãi suất, có thể còn tăng nhưng tổng lượng tăng dự báo chỉ ở mức. Hai là, dù lạm phát còn cao, nhưng đang giảm dần từ tháng 2/2023. Ba là, thị trường tiền tệ trong nước cơ bản ổn định, thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào hơn, cầu tín dụng yếu. Bốn là, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn, nên việc giảm lãi suất là một trong những giải pháp hỗ trợ vượt khó cho DN, người dân, thúc đẩy tăng trưởng.

Do đó theo nhóm nghiên cứu, việc giảm lãi suất điều hành sẽ hỗ trợ các TCTD trong việc tiếp cận vốn từ NHNN qua các công cụ như cho vay tái chiết khấu, tái cấp vốn, liên ngân hàng; qua đó, giúp các TCTD có điều kiện tiếp tục giảm lãi suất huy động và cho vay. Đồng thời, tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng sẽ khởi sắc hơn khi lãi suất giảm trong thời gian tới, qua đó góp phần tăng thu nhập từ tín dụng và các dịch vụ liên quan cho các TCTD.

Hơn nữa, giảm lãi suất sẽ giúp DN huy động vốn mới với lãi suất thấp hơn, vừa góp phần tăng khả năng trả nợ, giảm rủi ro nợ xấu, giảm chi phí đầu vào, vừa tạo điều kiện giảm giá đầu ra tương ứng, qua đó kích thích tiêu dùng.

Ông Lực cũng cho rằng, việc thay đổi chính sách tiền tệ, từ thận trọng sang linh hoạt, nới lỏng sẽ giúp DN và người dân có kỳ vọng lãi suất tiếp tục giảm, khiến họ có thể quyết định đầu tư, tiêu dùng nhiều hơn, góp phần hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, giảm lãi suất sẽ có tác động tích cực một phần lên thị trường chứng khoán và bất động sản, khi nhà đầu tư có thể chuyển dịch một phần từ tiết kiệm sang đầu tư với mong muốn tìm kiếm tỷ suất sinh lời cao hơn.

Đồng quan điểm, nhưng để hiệu quả hơn, các chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng, cần nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách, nhất là giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, giá cả và các chính sách vĩ mô khác nhằm chủ động kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Cùng với đó là phải đẩy nhanh cơ cấu lại các TCTD yếu kém, quyết liệt hơn nữa trong cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh…

Còn theo TS Lê Xuân Nghĩa -Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, ngoài các DN xuất khẩu - hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường thế giới - thì việc kéo giảm thêm lãi suất cho vay về mức hợp lý (khoảng 8 - 9%/năm) sẽ làm giảm áp lực nợ vay cho DN, kích thích sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nội địa. “Muốn giảm lãi suất, giải pháp khả thi nhất hiện nay là giảm lãi suất điều hành và tăng cung tiền” – ông Nghĩa nêu quan điểm.

Giảm lãi suất, thêm động lực tăng trưởng - Ảnh 1

“Quyết định giảm lãi suất điều hành đã trợ lực cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận lãi suất với mức chi phí rẻ hơn. Đây là động thái thể hiện sự chủ động của chính sách tiền tệ. Có thể nói, chính sách tiền tệ trong thời gian qua đã được nhà quản lý chủ động, linh hoạt điều hành, đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trong bối cảnh khó khăn.

Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận, việc giảm lãi suất điều hành liên tục cũng tiềm ẩn một số rủi ro có thể xảy ra trong tương lai như đảo chiều dòng vốn, vì thế giảm lãi suất không phải là tất cả. Trong một nền kinh tế, chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá phải như “hai cánh kéo”, cả hai cùng kéo mới tạo ra hiệu quả” - TS Nguyễn Hữu Huân - Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

“Quyết định giảm lãi suất điều hành đã trợ lực cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận lãi suất với mức chi phí rẻ hơn. Đây là động thái thể hiện sự chủ động của chính sách tiền tệ. Có thể nói, chính sách tiền tệ trong thời gian qua đã được nhà quản lý chủ động, linh hoạt điều hành, đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trong bối cảnh khó khăn.

Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận, việc giảm lãi suất điều hành liên tục cũng tiềm ẩn một số rủi ro có thể xảy ra trong tương lai như đảo chiều dòng vốn, vì thế giảm lãi suất không phải là tất cả. Trong một nền kinh tế, chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá phải như “hai cánh kéo”, cả hai cùng kéo mới tạo ra hiệu quả” - TS Nguyễn Hữu Huân - Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước có động thái điều chỉnh lãi suất, nhiều ngân hàng đã đồng loạt giảm lãi suất huy động kỳ hạn ngắn xuống 4,75%/năm. Tại Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), lãi suất huy động kỳ hạn ngắn từ 2 tháng đến 5 tháng đã giảm xuống mức 4,75%/năm. Lãi suất kỳ hạn 1 tháng và 6 tháng là 4,5%/năm và 7,5%/năm. 7,9%/năm được áp dụng cho các hợp đồng từ 15 tháng tới 60 tháng. Ngân hàng Techcombank cũng đã đưa lãi suất về dưới mức “trần” mà Ngân hàng Nhà nước quy định. Theo đó, với các kỳ hạn từ 1 tháng đến 5 tháng, lãi suất tiết kiệm là 4,65%/năm, thấp hơn mức trần 4,75%/năm. Mức 6,7%/năm được áp dụng cho rất nhiều kỳ hạn, từ 6 tháng tới 36 tháng...

Theo Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 02/07/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV