tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Giảm thời gian đóng Bảo hiểm xã hội đang đi ngược với thế giới?

Chia sẻ: 

04/03/2023 - 10:00:00


 Đáng lẽ, khi tuổi thọ bình quân của người dân tăng lên, thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ phải tăng theo, giống như cách Việt Nam tăng độ tuổi về hưu của người lao động. Thế nhưng, tại Việt Nam lại đang ngược lại. 

Trong Dự thảo sửa đổi Luật Bảo hiểm Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm số năm đóng tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm để tạo điều kiện cho thêm nhiều người có lương hưu.

Luận giải cho đề xuất này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận định, hạ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội như vậy nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia bảo hiểm muộn hoặc quá trình tham gia không liên tục nên có thời gian đóng ngắn vẫn được hưởng lương hưu.

giam thoi gian dong bao hiem xa hoi dang di nguoc voi the gioi hinh 1

Giảm thời gian đóng Bảo hiểm xã hội đang đi ngược với thế giới. (Ảnh: Chính phủ)

Cụ thể, người lao động khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu khi đủ 61 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 56 tuổi 8 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm, độ tuổi được hưởng lương hưu tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Bên cạnh đó, dự thảo luật sửa đổi cũng nêu trường hợp người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 5 tuổi, 10 tuổi so với quy định và có đủ 15 năm làm công việc theo quy định, người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ được giao cũng đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho rằng: Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đang tăng lên. Năm 1995, tuổi thọ trung bình của người Việt là 65,2 tuổi, sang tới năm 2000 tăng lên 67,8 tuổi.

Sang năm 2020, tuổi thọ trung bình của người Việt tiếp tục tăng lên 73,7 tuổi. Như vậy, trong 25 năm, tuổi thọ trung bình của người Việt đã tăng thêm 8,5 tuổi. Chính vì vậy, vài năm gần đây, Việt Nam đã có chính sách tăng tuổi về hưu.

Trong Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường tăng từ 60 lên 62 tuổi với nam và từ 55 lên 60 tuổi với nữ. Từ năm 2021, mỗi năm tăng thêm 3 tháng làm việc với nam, còn với nữ là 4 tháng cho tới khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Đến năm 2023, tuổi nghỉ hưu của nam là 60 tuổi 9 tháng, áp dụng với người sinh từ tháng 7/1962 đến tháng 3/1963. Với nữ, tuổi nghỉ hưu là 56 tuổi, tương ứng với người sinh từ tháng 7 đến tháng 12/1967.

 

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương: Đáng lẽ, khi tuổi thọ bình quân của người dân tăng lên, thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ phải tăng theo, giống như cách Việt Nam tăng độ tuổi về hưu của người lao động. Đây là quy tắc mà nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đang áp dụng. Thế nhưng, tại Việt Nam lại đang ngược lại.

Bà Hương giải thích: Trong cơ cấu lao động của Việt Nam, số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội đang rất thấp, chỉ khoảng 25% - 30% lao động tham gia vào bảo hiểm xã hội. 70% còn lại, nhất là nhóm lao động ngoài nhà nước, phi chính thức không tham gia bảo hiểm xã hội. Đây là con số lớn, có thể gây ra áp lực cho công tác an sinh xã hội về sau.

Mục tiêu của bảo hiểm xã hội trong ngắn hạn là giảm rủi ro khi mất việc làm, ốm đau hay liên quan tới thai sản. Trong dài hạn, bảo hiểm xã hội đảm bảo người lao động có lương hưu khi về già, đảm bảo cuộc sống tiêu chuẩn tối thiểu cho người lao động khi đến tuổi về hưu không phải phụ thuộc quá nhiều vào con cái. Người nghỉ hưu cũng sẽ được cấp bảo hiểm y tế miễn phí, các chế độ tử tuất.

“Số lượng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội tại Việt Nam đang rất lớn. Có thể nhiều người nghĩ rằng, đóng bảo hiểm 20 năm là thời gian dài, khi về hưu số tiền nhận hàng tháng cũng chỉ đảm bảo mức tối thiểu nên họ không tham gia. Do đó, việc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giảm thời gian đóng bảo hiểm từ 20 năm xuống 15 năm là hợp lý, để mở rộng đối tượng tham gia với toàn dân”, bà Hương chia sẻ.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương, lương hưu trong bảo hiểm xã hội hoạt động dựa trên nguyên tắc người lao động thuộc thế hệ trẻ đóng góp cho thế hệ đã về hưu. Nếu số lượng người tham gia nhiều hơn, có thể mức chi phí lương hưu sẽ được tính toán lại, thậm chí có thể tăng thêm.

“Người đóng trong thời gian dài hơn thì sẽ nhận mức lương hưu cao và ngược lại. Có người đóng ít, và chỉ đóng trong 15 năm, sẽ nhận mức lương hưu thấp nhưng vẫn hơn không có lương hưu”, bà Hương nói.

Ông Trần Hải Nam, Phó Vụ trưởng Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay, cùng với việc giảm điều kiện đóng bảo hiểm xã hội để nhận lương hưu xuống 15 năm, sẽ có các quy định bổ sung để giải quyết tình huống lương hưu thấp. 

Theo ông Nam, cơ quan soạn thảo đang nghiên cứu đề xuất một số giải pháp như: Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội 15 năm có thể chưa nhận lương hưu và đóng tiếp. Thời gian kéo dài đóng bảo hiểm xã hội sẽ được tính tỷ lệ vào lương hưu cao hơn....

Việt Vũ

Theo Nhà báo & Công luận
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 22/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV