Qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 Cục QLTT tỉnh Hải Dương đã tổ chức kiểm tra đột xuất đối với Hộ kinh doanh do bà Phạm Thị Huế làm chủ tại số 86 Trần Hưng Đạo, phường An Lưu, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Qua kiểm tra phát hiện tại cửa hàng có 908 đôi tất (tất chân) có dấu hiệu là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu “Nike”. Bước đầu đấu tranh, chủ Hộ kinh doanh thừa nhận toàn bộ số tất chân trên là hàng giả mạo nhãn hiệu. Toàn bộ số tất chân nêu trên đã bị tạm giữ để xác minh, làm rõ, xử lý theo quy định.
Trước đó Đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 4 đã tổ chức kiểm tra đột xuất đối với Hộ kinh doanh N.V.T có địa chỉ tại thôn Hòa Loan, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Qua kiểm tra phát hiện tại cửa hàng của Hộ kinh doanh đang bày bán 1.060 đôi tất chân người lớn mang nhãn hiệu “adidas và hình” có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Tại thời điểm kiểm tra chủ hộ kinh doanh không xuất trình được hóa đơn, chứng từ, giấy tờ hợp pháp liên quan đến số hàng hóa nêu trên. Qua đấu tranh bước đầu, chủ hộ kinh doanh đã thừa nhận toàn bộ số hàng hóa trên là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Lượng lớn tất chân giả mạo nhãn hiệu bị tịch thu. Ảnh: Cục QLTT Hải Dương
Căn cứ theo khoản 2 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.
Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.
Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự; hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó. Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự. Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc; dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng.
Như vậy, vi phạm một trong những điều trên là vi phạm vào quy định của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu. Tương đương với từng hành vi sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý cụ thể.
Hiện nay, pháp luật nước ta nghiêm cấm các hành vi mua bán, sản xuất hàng giả, hàng nhái dưới mọi hình thức. Điều này nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh hợp pháp. Căn cứ và tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hay phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức phạt từ 1.000.000 đến 100.000.000. Tùy vào giá trị thực tế của hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật. Cụ thể như sau:
Ngoài ra, điều 212 Luật sở hữu trí tuệ cũng có quy định cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Cụ thể:
Trường hợp mua bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017): Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.
An Dương