tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Hàng nghìn người ở Hà Nội tử vong sớm do phơi nhiễm bụi mịn PM2,5 trong năm 2019

Chia sẻ: 

12/08/2021 - 19:59:00


Thực trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội vượt ngưỡng tiêu chuẩn quốc gia, riêng năm 2019, có gần 3.000 người dân ở Thủ đô đã tử vong sớm do phơi nhiễm với bụi PM2,5.
 

Riêng năm 2019, có gần 3.000 người ở Thủ đô tử vong sớm do phơi nhiễm với bụi PM2,5

Ngày 12/8, tại Hội thảo trực tuyến chia sẻ kết quả báo cáo “Kết quả nghiên cứu tác động ô nhiễm không khí do bụi PM2,5 lên sức khỏe cộng đồng tại Hà Nội năm 2019” Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) phối hợp cùng Trường Đại học Y tế Công cộng (HUPH), Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) công bố những dữ liệu mới nhất về tác động của ô nhiễm bụi PM2,5. Đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng số liệu do địa phương cung cấp để đánh giá gánh nặng bệnh tật do tác động của ô nhiễm bụi PM2,5 đến sức khỏe cộng đồng tại Hà Nội.

Theo báo cáo, năm 2019, thế giới có khoảng 6,67 triệu người chết do phơi nhiễm với ô nhiễm không khí (ONKK), trong đó có 4,14 triệu ca tử vong do bụi PM2,5 trong không khí bên ngoài. Tại Việt Nam, ONKK là một trong năm yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật và tử vong sớm, chỉ xếp sau cao huyết áp, hút thuốc, đái tháo đường và nguy cơ liên quan đến yếu tố dinh dưỡng. ONKK từ bụi PM2,5 có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng ở các khu vực đô thị.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Nhật Thanh – Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, theo số liệu thống kê từ các trạm đo của Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, Tổng cục Môi trường và các chức khác như PAM Air…nồng độ bụi PM2,5 trên toàn TP Hà Nội vượt ngưỡng quy chuẩn quốc gia. Cụ thể, nồng độ bụi PM2,5 trung bình năm của các quận, huyện và thị xã nằm trong khoảng 28,15 µg/m³ đến 39,4µg/m³.

Các quận nội thành Hà Nội: Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng có nồng độ PM2,5 cao nhất - đây là những khu vực tập trung đông dân cư, có mật độ dân số và giao thông cao, nhiều hoạt động kinh tế xã hội. Các huyện ngoại thành có nồng độ bụi PM2,5 thấp hơn.

Theo TS. Nguyễn Thị Trang Nhung – Trường Đại học Y tế Công cộng, gánh nặng bệnh tật liên quan đến tử vong và nhập viện do phơi nhiễm với bụi PM2,5 tại Hà Nội năm 2019 là đáng kể. Cụ thể, số ca tử vong sớm do phơi nhiễm với bụi PM2,5 là 2.855 ca, tương đương khoảng 35,5 ca tử vong sớm trên 100.000 dân.

Tổng số năm sống bị mất của người dân Hà Nội do tử vong vì những bệnh liên quan đến ONKK là 79.933 năm; Kỳ vọng sống bị mất đi do phơi nhiễm với bụi PM2,5 là 908 ngày, tức là 2,49 năm tuổi.

Quận Đống Đa, Ba Đình và Hai Bà Trưng là những quận có tỷ suất tử vong cao do những bệnh liên quan đến ONKK so với các quận/ huyện khác trên địa bàn thành phố.

Với sự gia tăng nồng độ bụi PM2,5 trung bình năm tại Hà Nội, trung bình mỗi năm có thêm khoảng 1.062 ca nhập viện do bệnh tim mạch, và khoảng 2.969 ca nhập viện do bệnh hô hấp, lần lượt tương đương với 1,2% và 2,4% tổng số ca nhập viện do hai nhóm bệnh này ở người dân Hà Nội.

Bên cạnh thực trạng về gánh nặng bệnh tật, báo cáo nêu rõ những lợi ích sức khỏe nếu nồng độ bụi PM2,5 trên địa bàn Hà Nội năm 2019 được kiểm soát.

Cụ thể, nếu nồng độ bụi PM2,5 trung bình năm 2019 tại Hà Nội được kiểm soát ở mức 25 µg/m3 (QCVN 2013), số ca tử sớm do ô nhiễm đã tránh được là 2.575 ca; Hà Nội tránh được tổng số 71.613 năm sống bị mất và kỳ vọng sống đã có thể tăng lên 812 ngày, tức là khoảng 2,22 năm tuổi.

Mặt khác, nếu nồng độ bụi PM2,5 tại Hà Nội năm 2019 được kiểm soát ở mức 10 µg/m3 (mức khuyến cáo của WHO), số ca tử vong sớm do ô nhiễm đã tránh được là 4.222 ca. Như vậy, kỳ vọng sống của người dân Hà Nội có thể tăng lên 3,88 năm và tránh được 123.103 năm sống bị mất.

“Những kết quả trong nghiên cứu này có thể thấp hơn nhiều so với mức tác động “thực tế” do sự thiếu hụt dữ liệu. Số liệu về số ca tử vong chỉ phản ánh được khoảng 80% số ca tử vong tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng giả định giá trị nồng độ PM2,5 trung bình năm thấp nhất của Hà Nội tại một vùng lý tưởng là 22,9µg/m3, cao hơn mức khuyến cáo của WHO (10µg/m3) cho an toàn sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, kết quả lập bản đồ bụi PM2,5 chịu ảnh hưởng của sai số đối với số liệu từ các trạm quan trắc không khí tại Hà Nội”, TS. Nguyễn Thị Trang Nhung – Khoa Y học cơ bản (trường Đại học Y tế Công cộng) chia sẻ.

TS. Nguyễn Thị Trang Nhung cho biết thêm, báo cáo kết quả nghiên cứu này nhằm củng cố các bằng chứng khoa học cho thấy tác động của ô nhiễm bụi PM2,5 đến sức khỏe cộng đồng, từ đó nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về quản lý và cải thiện chất lượng không khí tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Các hoạt động đánh giá chất lượng không khí cần được mở rộng, đồng thời các chính sách nhằm cải thiện chất lượng không khí cũng cần được hoạch định và triển khai kịp thời.

Cần mở rộng, nâng cấp mạng lưới quan trắc chất lượng không khí

Các chuyên gia trong Hội thảo trực tuyến đều nếu quan điểm, cần mở rộng, nâng cấp mạng lưới quan trắc chất lượng không khí (CLKK), và xây dựng và thực hiện cơ chế chia sẻ dữ liệu mở về chất lượng không khí từ các trạm quan trắc báo cáo này sử dụng dữ liệu quan trắc PM2,5 từ các trạm quan trắc mặt đất.

Trong đó số liệu từ các trạm quan trắc Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng mô hình và đánh giá kết quả bản đồ phân bố nồng độ bụi PM2,5 trung bình năm 2019.

Tuy nhiên, mạng lưới quan trắc CLKK ở Việt Nam còn hạn chế về số lượng và độ phủ và chưa thông tin rõ ràng về quy trình đảm bảo chất lượng/ kiểm soát chất lượng (QA/ QC) tại các trạm. Điều này dẫn đến chất lượng các bản đồ phân bố nồng độ các chất ONKK cho Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung có độ sai số và bất định lớn.

Mặc dù, theo Quyết định 90/QĐ-TTg ngày 12/01/2016, mạng lưới quan trắc CLKK của Việt Nam sẽ cần phủ rộng cả nước, gồm 36 trạm tự động, 99 trạm định kỳ, 2 trạm viễn thám tại Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên, hệ thống quan trắc CLKK của Việt Nam hiện nay so với Thế giới vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị việc mở rộng và nâng cấp các trạm quan trắc CLKK trên phạm vi toàn quốc, trong đó cần xác định và có ưu tiên cho các tỉnh thành có mức độ ONKK cao. Đồng thời, nhà nước cũng cần xây dựng và thực hiện cơ chế chia sẻ dữ liệu mở nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu về hiện trạng ONKK và đánh giá tác động sức khỏe của ONKK. Trong đó, dữ liệu về nồng độ tất cả các chất đo được ở từng trạm nên được chia sẻ theo thời gian thực và hỗ trợ các yêu cầu tải số liệu quan trắc lịch sử với giao diện thân thiện với người sử dụng. Chúng tôi cũng khuyến nghị thông tin về quy trình Đảm bảo Chất lượng/ Kiểm soát Chất lượng (QA/QC) tại từng trạm cũng cần được chia sẻ.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Nhật Thanh – Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), cùng với đó cần phải đầu tư nghiên cứu đánh giá tác động dài hạn của ONKK đến sức khỏe, thiết lập thông số và hàm phơi nhiễm đặc thù cho Việt Nam; Mở rộng đánh giá tác động sức khỏe do các chất ONKK khác nhau và theo đặc trưng ô nhiễm của từng địa phương; Mở rộng quy mô đánh giá tác động của ONKK đến sức khỏe trên phạm vi cả nước, bao gồm nghiên cứu ở cấp toàn quốc và cấp địa phương, đặc biệt tại các đô thị lớn; Nghiên cứu và đánh giá thiệt hại về kinh tế do ONKK gây ra, bao gồm thiệt hại do gánh nặng bệnh tật từ ONKK.

Về mặt chính sách, cần lập và thực hiện kế hoạch liên ngành ứng phó với ONKK, bao gồm các hướng dẫn y tế và biện pháp bảo vệ sức khỏe, biện pháp hạn chế nguồn thải tương ứng với các mức ONKK; Phát triển hệ thống dự báo CLKK và cảnh báo các đợt ONKK; Truyền thông, nâng cao nhận thức về hiện trạng CLKK và tác động sức khỏe tới người dân, đặc biệt với đối tượng dễ bị tổn thương (trẻ em, phụ nữ có thai, người cao tuổi, người có bệnh hô hấp, tim mạch, người thường xuyên tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm); Truyền thông, nâng cao nhận thức về hiện trạng CLKK và tác động sức khỏe tới người dân, đặc biệt với đối tượng dễ bị tổn thương (trẻ em, phụ nữ có thai, người cao tuổi, người có bệnh hô hấp, tim mạch, người thường xuyên tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm; Rà soát và và tăng cường thực thi, giám sát các chính sách quản lý CLKK; Đánh giá hiệu quả của các chính sách quản lý CLKK./.

Theo VOV.Vn
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 27/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV