Hơn 60.000 con lợn bị tiêu hủy, báo động dịch tả lợn châu Phi bùng phát21/10/2024 - 15:22:00 Theo đại diện Bộ NN&PTNT, hiện các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ cũng chính là nơi dịch tả lợn châu Phi đang có nguy cơ bùng phát mạnh nhất và xu hướng diễn biến phức tạp trên cả nước.
Những ngày qua, diễn biến dịch bệnh tả lợn châu Phi nóng lên khi nhiều tỉnh, thành "báo động" nguy cơ bùng phát ra diện rộng. Về vấn đề này, theo lãnh đạo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), hệ lụy của cơn bão số 3 và mưa lũ vừa qua đã khiến dịch bệnh phát tán ra môi trường rất cao. Hiện tại, các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ cũng chính là nơi dịch tả lợn châu Phi đang có nguy cơ bùng phát mạnh nhất và xu hướng diễn biến phức tạp trên cả nước. Tính từ đầu năm đến nay, trên cả nước đã phát hiện 1.300 ổ dịch tả lợn châu Phi, trên 47 tỉnh, thành phố và buộc phải tiêu hủy 60.000 con. Đặc biệt, bão số 3 và mưa lũ vừa qua đã khiến 21.000 con gia súc, 2,6 triệu con gia cầm chết; khiến dịch bệnh phát tán ra môi trường bên ngoài rất cao. Tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ cũng chính là nơi dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát mạnh nhất như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh… Thống kê tại 26 địa phương bị ảnh hưởng bão số 3 cho thấy, có 731 ổ dịch tả lợn châu Phi với trên 21 tỉnh, thành phố, số lợn mắc bệnh là gần 53.500 con, số lợn chết và tiêu hủy là 53.571 con. Cùng với đó, tại các địa phương này còn có 21 ổ dịch lở mồm long móng, 21 ổ dịch viêm da nổi cục, 2 ổ dịch cúm gia cầm; 15 ổ dịch bệnh dại… với hàng nghìn con gia súc, gia cầm phải tiêu hủy. Ông Long nói: "Sau đợt mưa lũ vừa qua, mầm bệnh lưu hành rộng khắp nơi, người dân cần phải nhanh chóng tổ chức tiêm phòng cho đàn vật nuôi, để vật nuôi có sức đề kháng đáp ứng miễn dịch với dịch bệnh. Đây là vấn đề rất quan trọng, cần phải làm ngay". Trước thực tế trên, Cục trưởng Cục Thú y đề nghị các địa phương phải thường xuyên theo dõi, giám sát để kịp thời phát hiện những mầm bệnh hoặc dịch bệnh xảy ra kịp thời, tránh tuyệt đối việc vứt xác gia súc, gia cầm hoặc thủy sản chết bừa bãi làm ô nhiễm môi trường. "Hiện Cục Thú y đã báo cáo với Bộ &PTNT và Chính phủ để kịp thời hỗ trợ thuốc sát trùng, hóa chất, vaccine cho các địa phương, cho người chăn nuôi. Đến nay, các địa phương đã có văn bản đề nghị với số lượng cụ thể. Cục kêu gọi các nhà hảo tâm, doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí, hỗ trợ các loại thuốc và vaccine để cho bà con khôi phục sản xuất", lãnh đạo Cục Thú y cho hay. Theo Báo Giao Thông
Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
|
Theo TTKTTV
|