tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Không để thiếu điện trong năm 2025

Chia sẻ: 

21/10/2024 - 07:57:00


Cung ứng điện năm 2025 vẫn đáp ứng được nhu cầu ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng còn tiềm ẩn một số rủi ro cho khu vực miền Bắc trong các thời điểm cao điểm cuối mùa khô.
Tăng trưởng điện năm 2025 dự đoán có thể lên đến 13,4%. (Ảnh: EVN).
Tăng trưởng điện năm 2025 dự đoán có thể lên đến 13,4%. (Ảnh: EVN).

Vẫn tiềm ẩn rủi ro cấp điện vào mùa khô ở miền Bắc

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa báo cáo Chính phủ kịch bản cấp điện năm 2025. Hai kịch bản tăng trưởng lần lượt là 9,4% và 13,2% so với năm 2024. Theo đó, với kịch bản cơ sở, nhu cầu phụ tải khoảng 339,17 tỷ kWh, tăng trưởng 9,4% so với năm 2024. Với kịch bản kiểm tra (để chuẩn bị các giải pháp đảm bảo điện trong trường hợp nền kinh tế tiếp tục hồi phục mạnh mẽ) ước tính, nhu cầu phụ tải khoảng 350,97 tỷ kWh, tăng trưởng 13,2% so với năm 2024.

EVN nhận định, cung ứng điện năm 2025 vẫn đáp ứng được nhu cầu ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng còn tiềm ẩn một số rủi ro cho khu vực miền Bắc trong các thời điểm cao điểm cuối mùa khô (giai đoạn từ tháng 5 - 7, nếu nhu cầu tăng đột biến).

EVN cũng cho biết, có nhiều khó khăn có thể gây ảnh hưởng đến cung ứng điện như khả năng cấp khí thiên nhiên trong năm 2025 sẽ bị suy giảm mạnh so với các năm trước đây; Tiến độ của nhiều dự án nguồn điện mới chậm tiến độ; Các nguồn thủy điện lớn cơ bản đã được xây dựng và đưa vào vận hành, chỉ còn một số dự án thủy điện với quy mô công suất nhỏ.

Trong khi đó, nhiệt điện than sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu xếp nguồn vốn tín dụng và việc triển khai các dự án cũng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sau khi Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ cùng cộng đồng quốc tế về mục tiêu giảm lượng phát thải khí nhà kính bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.

 

Nhận định kỹ hơn về các nguồn điện trong vài năm tới, EVN cho biết, Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đạt 6.000MW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) vào năm 2030 nhưng thời gian thực hiện một dự án cần tới 6 - 8 năm. Hiện cơ chế phát triển ĐGNK mới đang được Bộ Công Thương xây dựng Đề án thí điểm phát triển kèm theo các cơ chế, chính sách đồng bộ để trình Chính phủ. Các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) mới được bổ sung trong Quy hoạch điện VIII hiện nay vẫn đang cần các cơ chế, chính sách từ các cấp có thẩm quyền để triển khai theo quy hoạch...

Bên cạnh đó, nguồn điện khí được kỳ vọng chạy nền thay nhiệt điện than trong các năm tới cũng chưa chắc chắn có thể hoàn thành đúng kế hoạch. Bởi ngoại trừ dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 và Hiệp Phước 1 với tổng công suất khoảng 2.824MW có thể hoàn thành trước năm 2030, các dự án LNG còn lại khó đáp ứng tiến độ hoàn thành trước năm 2030.

Bảo đảm đủ điện là việc rất quan trọng

Tại cuộc họp bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia trong các năm tới (vừa diễn ra ngày 19/10), Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, đến thời điểm này, có thể khẳng định năm 2024 không thiếu điện dù mức tiêu thụ tăng khoảng 11 - 13% so với năm 2023 (số liệu của EVN cho thấy, tính đến hết quý III, tổng số điện sản xuất và nhập khẩu đạt 232,8 tỷ kWh, tăng gần 11%; điện thương phẩm đạt hơn 208 tỷ kWh, tăng hơn 11%).

 

Theo Thủ tướng, việc bảo đảm đủ điện rất quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm. Trong 9 tháng qua, Việt Nam giải ngân 17 tỷ USD vốn FDI - cao nhất trong nhiều năm. Do đó, trong năm 2025, theo các báo cáo, với nhu cầu điện tăng khoảng 12 - 13%, tương đương mức cần phải tăng thêm từ khoảng 2.200 -2.500MW công suất.

Thủ tướng cho rằng đây không phải là vấn đề lớn và yêu cầu dứt khoát không được để thiếu điện cho năm 2025 với các giải pháp cụ thể. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp đã được Chính phủ ban hành; Đảm bảo đủ nhiên liệu (than, khí) cho sản xuất điện theo nhu cầu hệ thống, trong đó đẩy mạnh khai thác than nội địa với kế hoạch dài hạn, đồng thời nghiên cứu việc nhập khẩu than từ Lào, giảm nhập khẩu từ các nguồn khác.

Thủ tướng cũng chỉ đạo các đường dây tải điện từ Lào và Trung Quốc về phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thành để sớm tăng sản lượng nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc. Trong đó đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên phải hoàn thành trong thời hạn 6 tháng, đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống phải hoàn thành trong năm 2024.

Bên cạnh đó, các nguồn điện NLTT chuyển tiếp cũng đang được Chính phủ và các Bộ, ngành địa phương tích cực giải quyết. Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã đi thị sát và lắng nghe những vướng mắc, khó khăn của các dự án NLTT chuyển tiếp; Phó Thủ tướng khẳng định, những khó khăn, vướng mắc của các dự án này cần được quyết liệt tháo gỡ, xử lý dứt điểm để các dự án điện NLTT đang gặp vướng mắc sớm được triển khai thực hiện, đi vào vận hành, khai thác, không để lãng phí nguồn lực trong hoạt động đầu tư vào các dự án điện NLTT.

 

Điều này được nhiều chủ đầu tư các dự án chuyển tiếp kỳ vọng và tin tưởng về việc sẽ sớm hoàn thành đàm phán hợp đồng với EVN để có nguồn tài chính vận hành các dự án điện tốt nhất, cung cấp được sản lượng ổn định, nhất là trong bối cảnh vào các mùa khô, khả năng đảm bảo cung ứng điện của EVN vẫn còn tiềm ẩn rủi ro.

Theo Báo Pháp Luật Việt Nam
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 21/10/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV