tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Kinh tế toàn cầu vẫn ảm đạm

Chia sẻ: 

13/11/2023 - 20:39:00


Công ty Dữ liệu đầu tư Preqin cho biết, 61 quỹ trên toàn cầu huy động 18,2 tỷ USD vào bất động sản trong quý III, giảm 71% so với quý trước, cho thấy kinh tế thế giới năm 2023 có thể chỉ tăng trưởng 1,7%.

 

 

Chi phí thực phẩm và năng lượng tăng khiến khu vực đồng Euro khó khăn. Nguồn: Getty.
Chi phí thực phẩm và năng lượng tăng khiến khu vực đồng Euro khó khăn. Nguồn: Getty.

Thị trường trầm lắng

Số vốn đầu tư lĩnh vực bất động sản (BĐS) nêu trên ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Việc huy động vốn tư nhân trong lĩnh vực BĐS toàn cầu sụt giảm do các ngân hàng trung ương tăng lãi suất khiến giới đầu tư phải chọn lựa. Ông Henry Lam - Phó Chủ tịch Preqin, nhận định: Trong một hoặc hai quý tới, đầu tư vào BĐS vẫn trầm lắng. Việc huy động vốn và thực hiện giao dịch toàn cầu ở mức thấp.

“BĐS thế giới vẫn sa lầy kéo dài, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Không nhiều công trình lớn khởi công trong năm 2023 và việc mua bán nhà ở giảm tới 41% so với năm 2022” - theo đại diện Preqin, công ty có trụ sở tại Anh.

Trong khi đó, tổ chức Xếp hạng tín dụng quốc tế S&P Global Ratings cho rằng, bất ổn thị trường BĐS đã kéo theo sự phát triển chậm trong các lĩnh vực tiêu dùng quan trọng và tác động tiêu cực đến các lĩnh vực liên quan, nhất là với ngành xây dựng.

Sự tụt dốc của BĐS tác động sâu sắc tới kinh tế thế giới, có thể dẫn đến việc sản lượng kinh tế toàn cầu giảm 5%. Nói với Nikkei, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho rằng, cùng với tác động đến từ xung đột địa chính trị, thời tiết cực đoan, thị trường BĐS đình trệ là những tác động tiềm tàng đối với tăng trưởng toàn cầu.

Trong khi đó, kém lạc quan hơn, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng sự phân mảnh của các nền kinh tế có thể làm giảm 7% sản lượng kinh tế toàn cầu. Theo IMF, mức thiệt hại còn có thể lên tới 12% ở một số quốc gia. Sự liên kết rời rạc khiến các nền kinh tế yếu đi, nhất là các quốc gia có thu nhập thấp, các thị trường mới nổi và người tiêu dùng nghèo.

Nhóm chuyên gia IMF cho rằng, sự phân mảnh các nền kinh tế làm suy yếu khả năng của cộng đồng quốc tế trong việc hỗ trợ các quốc gia đang gặp khủng hoảng và làm phức tạp thêm việc giải quyết nợ công. Nếu như trong đại dịch Covid-19, người ta chứng kiến một thế giới liên kết thì khi đại dịch chấm dứt lại không thấy nỗ lực ấy.

Những nỗ lực phục hồi và khó khăn của EU

Để ngăn chặn mức độ suy giảm kinh tế, ngày 14-15/11 tới đây, dự kiến, cuộc đàm phán về kinh tế giữa Nhật Bản và Mỹ sẽ được tổ chức bên lề Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Mỹ.

Đây sẽ là lần thứ hai Nhật Bản và Mỹ tổ chức, thảo luận theo hình thức này. Cuộc đàm phán trước đó đã được bắt đầu vào tháng 7/2022 tại Washington, Mỹ. Tại cuộc đàm phán lần này, hai bên dự tính sẽ trao đổi về các biện pháp xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt để phục hồi xuất nhập khẩu.

Trước đó, từ 20-30/10, tại Osaka (Nhật Bản), Bộ trưởng thương mại Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt và bền vững đối với những hàng hóa quan trọng như khoáng sản, chất bán dẫn và pin. Tuyên bố chung của hội nghị cũng nêu rõ, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, nhóm các quốc gia dẫn đầu cần lập tức bãi bỏ các biện pháp hạn chế thương mại không cần thiết, trong đó có biện pháp hạn chế nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm, và không áp dụng “biện pháp kinh tế cưỡng ép”.

Đây là cuộc họp thứ hai của các bộ trưởng thương mại G7 trong năm nay sau cuộc họp trực tuyến hồi tháng 4.

Nếu so với Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, kinh tế khu vực đồng euro gặp khó khăn hơn. Tính đến năm 2022, khu vực đồng euro có 19 quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU), dân số khoảng 340 triệu người.

Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Luis de Guindos cho biết nền kinh tế khu vực đồng euro giảm 1% trong quý III so với quý 2, tuy có thể tăng trưởng thêm 0,1 điểm % trong quý IV nhưng đầy thách thức. Nếu như kinh tế Mỹ tăng trưởng 4,7% trong quý III thì khu vực đồng euro chỉ là 1,2%.

Theo TS Jennifer McKeown - Kinh tế trưởng toàn cầu hãng tư vấn Capital Economics, mùa đông đang tới khiến châu Âu lo ngại hơn về năng lượng, khí đốt. “Làn sóng hồi phục đầu tư ở Mỹ chắc chắn đang diễn ra, trong khi EU vẫn phải chờ đợi” - Paul Gruenwald, Kinh tế trưởng tại S&P Global Ratings, nhận định.

Alfred Kammer - Giám đốc IMF khu vực châu Âu cho rằng khó khăn kinh tế năm 2023 của EU đến từ dân số già hóa nhanh chóng và tốc độ tăng trưởng dân số yếu đè nặng lên nền tài chính công. “Châu Âu đã phải vật lộn với tình trạng tăng trưởng năng suất thấp trong một thời gian và già hóa dân số cũng như hạn chế về nguồn cung lao động đang gây ra tác động xấu” - TS Alfred Kammer nói và cho biết ngày càng nhiều phụ nữ và người già (trên 65 tuổi) đi làm, có nghĩa là EU khó có khả năng bắt kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong một thời gian dài.

Theo Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 27/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV