Bất kể nồng độ cồn là bao nhiêu cũng đều ảnh hưởng tới hệ thần kinh của người sử dụng, dẫn tới nguy cơ lái xe không an toàn. Thời gian từ lúc uống rượu đến lúc có xét nghiệm âm tính (không còn nồng độ cồn trong máu, hơi thở) khi kiểm tra phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Lượng rượu uống vào, nồng độ rượu, thời gian uống kéo dài bao lâu...
Ngoài ra, vấn đề trên còn phụ thuộc vào cơ thể, tình trạng bệnh lý. Bởi có người uống từ tối hôm trước nhưng sáng hôm sau nồng độ cồn trong máu, hơi thở vẫn còn, nhưng một số trường hợp thì không.
Để giảm nồng độ cồn trong hơi thở nhanh nhất, giúp giao tiếp thoải mái hơn sau khi uống rượu, bạn có thể áp dụng các mẹo dưới đây.
Thuốc giải rượu
Thời gian gần đây, thuốc giải rượu được xem là giải pháp tối ưu giúp giảm nồng độ cồn tồn tại bên trong hơi thở. Không chỉ thế, thuốc giải rượu còn giúp giảm tác hại của bia rượu, từ đó hỗ trợ bảo vệ sức khỏe gan, dạ dày hiệu quả, giúp bạn tỉnh táo hơn sau mỗi cuộc vui.
Nếu gặp tình huống bất khả kháng, phải uống nhiều rượu, bạn hãy bỏ túi ngay cho mình một liều thuốc giải rượu để có thể sử dụng ngay sau khi bữa nhậu kết thúc.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên uống bổ sung nhiều nước để đẩy nhanh việc đào thải cồn trong máu, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình chuyển hóa.
Nhai kẹo cao su, xịt nước thơm miệng
Phương pháp này có thể che giấu được mùi rượu, bia trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, kẹo cao su có hương thơm mát sẽ làm tăng hiệu quả khử mùi, đồng thời kích thích tiết ra nước bọt giúp pha loãng axit dạ dày, vi khuẩn và các hạt gây mùi trong miệng. Giải pháp này có thể tạm thời làm mất đi mùi rượu và mùi cồn khi bạn giao tiếp với người khác.
Uống trà gừng
Gừng có tác dụng rất tốt. Hương nồng ấm của gừng cũng có thể khử được mùi rượu, bia trong miệng. Ngoài ra, uống trà gừng còn giúp giải rượu nhanh hơn.
Uống nước chanh tươi
Chanh là phương thuốc hữu ích giúp loại bỏ mùi hôi. Ngoài ra, chanh giúp loại bỏ các chất độc tích lũy từ cơ thể, do đó, làm giảm mùi rượu.
Uống nhiều nước
Rượu làm cho miệng bạn khô, môi trường tốt cho vi khuẩn gây mùi. Vì vậy, nếu uống thêm nước khi đang thưởng thức đồ uống có cồn sẽ giúp bạn giữ nước và tránh khô miệng. Ngoài việc giảm hơi thở có mùi rượu, nước cũng làm giảm cơn buồn nôn do rượu gây ra.
Nhai lá thảo mộc tươi
Một vài lá bạc hà hoặc bạch đậu khấu sẽ cứu cánh cho hơi thở sau những buổi tiệc rượu. So với ngậm kẹo hoặc súc miệng thì nhai lá thảo mộc tươi có hiệu quả hơn rất nhiều.
Hơn nữa, các quán bar thường có sẵn những loại thảo mộc này. Bởi chúng là nguyên liệu cho một số loại cocktail trong menu. Sau khi nhai, bạn chỉ cần uống thêm một ngụm nước ấm và nuốt hết là có thể cải thiện hơi thở đáng kể.
Đánh răng hoặc dùng nước súc miệng
Bạn còn có thể đánh răng hoặc dùng nước súc miệng sau khi uống rượu bia để che bớt đi mùi cồn một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, đây không phải là cách làm hết nồng độ cồn trong hơi thở. Cách này chỉ có thể “đánh lừa” ở bên ngoài, kiểm tra hơi thở từ phổi vẫn chứa nồng độ cồn như bình thường.
Trên thực tế, nồng độ cồn thường tồn tại trong cơ thể lên tới 24 giờ và sau khoảng 15 phút uống rượu bia. Uống rượu bia càng nhiều, nồng độ và thời gian giải rượu bia càng lâu.
Không có con số chính xác tuyệt đối cho mọi cá nhân là "sau bao lâu uống rượu bia thì hết nồng độ cồn trong cơ thể". Điều này phụ thuộc vào lượng bia rượu uống và đặc điểm sinh học, thể trạng của từng cá nhân, từ đó mới có chỉ số nhất định sau bao lâu mới hết nồng độ cồn trong máu.
Tuy nhiên, đây là một số thông tin bạn cần lưu ý:
- Nồng độ cồn vẫn đo được trong máu sau 6-12 giờ.
- Sau 12-24 giờ, nồng độ cồn vẫn đo được trong khí thở.
- Sau 36 giờ vẫn đo được trong nước tiểu và sau 72 giờ vẫn đo được khi xét nghiệm mẫu tóc.
Các chuyên gia cho rằng cách tốt nhất không bị đo nồng độ cồn là người dân không nên uống hoặc hạn chế uống rượu, bia.
Ngoài ra, uống rượu bia có hại cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu chỉ ra nếu uống rượu bia quá nhiều và uống trong thời gian có thể gây ra các bệnh: Gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan do rượu và thậm chí là ung thư gan.