tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Lực cản kéo lùi đà phục hồi của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới

Chia sẻ: 

15/05/2021 - 10:43:00


Được coi là động lực chính cho phục hồi kinh tế toàn cầu, song hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Mỹ lại đang gặp nhiều "chướng ngại vật" trên chặng đường phục hồi dưới tác động của đại dịch Covid-19.

Liên Hợp Quốc vừa công bố báo cáo tình hình và triển vọng kinh tế thế giới năm 2021 cho thấy, sự phát triển của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc tiếp tục trở thành động lực cho phục hồi kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát cũng như sự thiếu hụt vaccine tại nhiều quốc gia sẽ là những nhân tố đe dọa nghiêm trọng quá trình phục hồi này.

Báo cáo cho rằng, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 5,4% trong năm 2021, tăng so với mức dự đoán 4,7% mà Liên hợp quốc đưa ra hồi đầu năm. Trong đó, báo cáo cũng nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc từ 7,2% hồi đầu năm lên 8,2%, còn tăng trưởng của kinh tế Mỹ là 6,2%.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang chao đảo

Mỹ - nền kinh tế số 1 thế giới - đang cố gắng khởi động lại sau khi rơi vào cuộc suy thoái sâu nhất trong nhiều thế kỷ, nhưng một loạt các hạn chế đang đe dọa sự phục hồi của quốc gia này. 

Đất nước này phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt mọi thứ, từ lao động đến chất bán dẫn, gỗ xẻ và vật liệu đóng gói. Thậm chí, không có hồ bơi nào có đủ chất lượng hoạt động vào mùa hè này khi Mỹ đang cạn kiệt chất chlorine khử trùng. Điều này không chỉ ngăn nền kinh tế phát huy hết tiềm năng mà còn làm dấy lên lo ngại rằng, lạm phát sẽ cao hơn khi các công ty buộc phải tăng giá trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung.

Thiếu nhân công đang là trở ngại lớn của thị trường lao động Mỹ. Tháng 4/2021, biên chế phi nông nghiệp của quốc gia này (NFP) chỉ tăng 266.000 việc làm, so với ước tính sẽ tăng 1 triệu việc làm trước đó. 

Các công ty đang gặp khó khăn trong việc thuê nhân công vào thời điểm mà nguy cơ lây nhiễm Covid-19 vẫn còn hiện hữu. Các khoản trợ cấp thất nghiệp của liên bang, cũng như nghĩa vụ chăm sóc trẻ em khi nhiều trường học vẫn đóng cửa, có thể ngăn cản nhiều người Mỹ tái gia nhập lực lượng lao động.

Các nhà sản xuất đang phải vật lộn để bắt kịp nhu cầu tăng vọt trong bối cảnh nguồn cung linh kiện và nguyên liệu thô đang giảm mạnh. Điều này đã ngăn cản sự phục hồi nhiều ngành như dịch vụ, công nghệ, ô tô và giải trí.

Khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, ngành công nghiệp bán dẫn vốn đã rất nóng bỏng phải trải qua một đợt bùng nổ nhu cầu đối với các sản phẩm như điện thoại thông minh và máy tính. Đợt bùng nổ này gây ra cú sốc nguồn cung chưa từng có, khiến các doanh nghiệp khắp cả nước phải gấp rút đáp ứng số lượng đơn đặt hàng khổng lồ.

Trang CNBC cho hay, không chỉ là thiết bị điện tử và ô tô, chip đã trở thành một thành phần phổ biến trong nhiều sản phẩm khác. Các công ty bán thiết bị y tế, hóa chất, quần áo và thậm chí cả thuốc lá cũng đang rơi vào tình trạng báo động.

Tại nền kinh tế số 2 thế giới - Trung Quốc, mặc dù đã kiểm soát cơ bản dịch Covid-19, cộng với những thay đổi trong chiến lược phát triển nhưng kinh tế Trung Quốc vẫn đang có dấu hiệu giảm trong tháng 4/2021 mặc dù đã ghi nhận mức tăng trưởng kỷ lục trong quý 1/2021 khi tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2020. Các chỉ số quan trọng như chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất và khu vực phi sản xuất trong tháng 4 vừa qua đã giảm so với tháng trước đó.

Theo dữ liệu của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố ngày 30/4/2021, chỉ số PMI ngành sản xuất Trung Quốc đã giảm về mức 51,1 điểm trong tháng 4 từ mức 51,9 điểm trong tháng 3. Mức giảm này mạnh hơn mức trung bình 51,6 điểm, theo khảo sát của Wall Street Journal thực hiện với các nhà kinh tế.

Bên cạnh đó, việc siết chặt quản lý các công ty công nghệ như Alibaba, Tencent… từ cuối năm 2020, đặc biệt là mức phạt kỷ lục hồi đầu tháng 4 với Alibaba - tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc (lên tới 2,8tỷ USD) kèm theo đó là các yêu cầu thu hẹp hoạt động, tái cấu trúc khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này bị ảnh hưởng đáng kể, kéo theo đó làm giảm động lực tăng trưởng chung của Trung Quốc.

Chỉ số đơn hàng xuất khẩu mới của ngành sản xuất Trung Quốc cũng giảm về mức 50,4 điểm so với 51,2 điểm trong tháng 3. Chỉ số niềm tin kinh doanh cũng giảm từ mức 51,9 điểm trong tháng 3 xuống còn 51,1 điểm trong tháng 4/2021. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ việc thiếu hụt nguồn cung đầu vào, nhất là nguồn cung của lĩnh vực sản xuất điện tử. Trong khi việc đại dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát tại một số quốc gia trên thế giới khiến thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp nước này bị thu hẹp đáng kể.

Khu vực phi sản xuất cũng ghi nhận mức suy giảm đáng kể. Theo báo cáo của NBS, trong tháng 4, chỉ số PMI phi sản xuất của Trung Quốc, bao gồm các ngành dịch vụ và xây dựng, giảm về mức 54,9 điểm so với mức 56,3 điểm trong tháng 3. Chỉ số này suy giảm chủ yếu là do sự sụt giảm mạnh từ hoạt động xây dựng. Chỉ số PMI ngành xây dựng của Trung Quốc rơi về mức 57,4 điểm trong tháng 4 so với mức 62,3 điểm trong tháng truớc. Việc này bắt nguồn từ các quy định quản lý chặt chẽ đối với lĩnh vực bất động sản bao gồm thắt chắt tín dụng và điều kiện mua nhà của người dân.

Kinh tế thế giới mất ít nhất 2 năm để phục hồi

Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Delphi được tổ chức trực tuyến tại Athens (Hy Lạp), các quan chức và chuyên gia nhận định phải mất ít nhất 2 năm kinh tế toàn cầu mới phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Tại diễn đàn này, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel, Christopher Pissarides nói rằng quá trình phục hồi sẽ cần thời gian ít nhất là hai năm. Nền kinh tế không thể đi lên đơn giản chỉ bằng cách ấn nút khởi động được.

Cựu Ủy viên Ngân sách và Nguồn nhân lực châu Âu, Gunther Oettinger cho biết nền kinh tế sẽ trở lại trạng thái bình thường chậm nhất là vào năm 2024. Trong khi đó, Barry Eichengreen, giáo sư kinh tế và khoa học chính trị tại Đại học California, cho biết so với cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra vào năm 2008, sự phục hồi lần này sẽ nhanh hơn nhưng "sẽ không nhanh như việc bật công tắc".

Rủi ro từ bất bình đẳng về tiếp cận vắc xin

Báo cáo của Liên hợp quốc nhận định, bất bình đẳng về vắc xin gây ra rủi ro đáng kể đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Mặc dù triển vọng tăng trưởng toàn cầu đã được cải thiện, nhưng những tác động đang diễn ra của đại dịch Covid-19, cũng như sự bất bình đẳng trong việc tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 tại các quốc gia giàu và nghèo đang khiến đà phục hồi kinh tế có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Nhà kinh tế trưởng của Liên Hợp Quốc, Elliott Harris cho biết, sự bất bình đẳng về vắc xin giữa các quốc gia và khu vực đang gây ra nguy cơ đáng kể đối với sự phục hồi toàn cầu vốn đã không đồng đều và mong manh.

Việc tiếp cận kịp thời và phổ cập đối với tiêm chủng Covid-19 sẽ tạo sự khác biệt giữa việc chấm dứt đại dịch kịp thời và đặt nền kinh tế thế giới vào quỹ đạo phục hồi bền vững. Nếu không, thế giới sẽ mất đi nhiều năm tăng trưởng và cơ hội phát triển, Elliott Harris đánh giá.

Báo cáo của Liên hợp quốc cũng nêu chi tiết về sự phục hồi mạnh mẽ nhưng không đồng đều trong thương mại toàn cầu, vốn đã vượt qua mức trước đại dịch do nhu cầu đối với thiết bị điện và điện tử, thiết bị bảo vệ cá nhân và hàng hóa sản xuất khác. Các nền kinh tế phụ thuộc vào sản xuất đã tăng trưởng tốt hơn, tuy nhiên các nước phụ thuộc vào du lịch hoặc hàng hóa khó có khả năng phục hồi nhanh chóng./.

Theo VOV1
Ý kiến bạn đọc
captcha
Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 08/01/2025

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV