tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Ngân hàng ráo riết bán nợ xấu

Chia sẻ: 

09/06/2021 - 15:52:00


Các ngân hàng đang tái khởi động mạnh mẽ bán nợ xấu, từ phát mãi tài sản bất động sản (BĐS) có giá trị hàng chục, trăm tỷ đồng cho đến các khoản vay tiêu dùng vài triệu đồng để xử lý nợ xấu… 

Rao bán hàng nghìn tỷ đồng tài sản bảo đảm để xử lý nợ xấu
Thời gian gần đây, Sacombank liên tục phát mại và bán đấu giá hàng loạt tài sản và khoản nợ. Phần lớn số tài sản bảo đảm trong danh sách này đã được ngân hàng rao bán nhiều lần nhưng vẫn chưa tìm được người mua. Hiện, BĐS có giá trị lớn nhất đang được ngân hàng Sacombank rao bán là hơn 13.000m2 diện tích tầng hầm chung cư với giá là 362 tỷ đồng. Cùng với đó, hơn 2.243m2 diện tích sàn thương mại dịch vụ tại tầng 7 một tòa chung cư cũng đang được ngân hàng này rao bán với giá 126 tỷ đồng. Đầu tháng 5/2021, Sacombank đã gộp chung toàn bộ tài sản đảm bảo cho khoản nợ của Công ty CP Sản xuất Thương mại Giấy Bảo Hưng để phát mại, thu hồi nợ xấu. Khối tài sản này được rao bán với giá khởi điểm 640 tỷ đồng.
Cùng với Sacombank, tại BIDV, website của ngân hàng này dày đặc thông báo bán đấu giá tài sản bảo đảm. Theo đó, BIDV lần thứ 4 rao bán khoản nợ của 2 đơn vị là Công ty TNHH xây dựng và Kinh doanh nhà Bách Giang, Công ty TNHH xây dựng thương mại Cao Nguyên. Trong đó, dư nợ tạm tính đến ngày 6/5 của Công ty TNHH xây dựng kinh doanh Nhà Bách Giang là hơn 236 tỷ đồng, còn dư nợ của Công ty TNHH xây dựng thương mại Cao Nguyên là hơn 245 tỷ đồng. Một đơn vị khác mà phía BIDV đang rao bán nợ là Công ty CP Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long (Tincom). Giá khởi điểm mà BIDV đưa ra cho khoản nợ này là 86 tỷ đồng, thấp hơn 42% so với mức giá đưa ra hồi đầu tháng 3.
Đầu tháng 6, Vietcombank Đông Anh thông báo phát mại lần thứ 4 tài sản đảm bảo thanh lý nợ là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 22, tờ bản đồ số 62, địa chỉ tại 91 Hồ Xuân Hương, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng. Trước đó, cuối năm 2019, Vietcombank từng rao bán tài sản này với giá 100 tỷ đồng, giảm còn 81 tỷ vào tháng 6/2020 và hạ xuống 79 tỷ đồng vào tháng 9/2020.
Các ngân hàng đang rất tích cực rao bán nợ xấu. Từ những tài sản bất động sản lớn cho đến những mặt hàng giá trị thấp hơn. Như VIB rao bán loạt ô tô để thu hồi nợ từ các dòng Kia, Chevrolet, Hyundai, Mistubishi… với giá thấp hơn nhiều so với thị trường. PVCombank tiến hành thanh lý lô thiết bị gia dụng gồm bếp điện từ, lò vi sóng, lò nướng, tủ lạnh được lưu giữ tại kho hàng với giá khởi điểm 18 tỷ đồng. Không chỉ rao bán các khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo, đã có ngân hàng rao bán các khoản nợ xấu cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm với giá chỉ từ vài triệu đến vài chục triệu đồng…
Nguy cơ nợ xấu tăng theo diễn biến dịch bệnh
Theo nhận định của các chuyên gia, việc các ngân hàng ồ ạt rao bán nợ cho thấy hoạt động thúc đẩy xử lý nợ xấu tồn đọng đang được gấp rút thực hiện nhằm hoàn thiện quá trình tái cơ cấu. Báo cáo mới nhất của Công ty CP Chứng khoán BOS, nợ xấu của các ngân hàng đang tăng lên với tổng giá trị nợ xấu đang niêm yết đạt 91.244 tỷ đồng vào ngày 31/3/2021, tăng 3.948 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng nhẹ 0,02% lên 1,41%. Trong tổng số các ngân hàng đang niêm yết, có 17 ngân hàng tăng tỷ lệ nợ xấu với mức tăng trưởng trung bình 0,05 - 0,1%. Đáng chú ý là ACB tăng 0,32%; Vietcombank tăng 0,26% và HDBank tăng 0,19%. VPBank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất là 3,5%, tăng 0,05% so với cuối năm 2020.

Không chỉ nợ xấu nội bảng tăng mà nợ xấu tiềm ẩn từ nợ cơ cấu của các ngân hàng cũng đang khá lớn. PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng, nợ xấu có nguy cơ tăng cao khi dịch Covid-19 ở trong nước và trên thế giới vẫn phức tạp, nhất là đợt dịch bùng phát mạnh từ cuối tháng 4 đến nay gây khó khăn cho DN. Dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư 03/2021/TT-NHNN, có hiệu lực từ ngày 17/5/2021, về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN cho phép các ngân hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với nhiều khoản vay, nhưng nợ xấu này sẽ dần hiện hình đến khi thời hạn của chính sách kết thúc.
NHNN nên hối thúc các ngân hàng củng cố cơ sở vốn để đón “con sóng” nợ xấu sẽ ập đến, sau khi biện pháp cơ cấu lại, giãn, hoãn nợ cho DN hết hiệu lực vào năm 2023. Ông Thịnh cho rằng, các ngân hàng có lợi nhuận cao nhờ tăng trưởng mạnh trong năm 2020 và quý I/2021 chính là điều kiện thuận lợi để tăng trích lập dự phòng những quý tới.
Để tạo thuận lợi hơn cũng như đạt hiệu quả cao nhất cho các ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu, cần có văn bản thay thế Nghị quyết số 42/2017/QH14 sắp hết hiệu lực (có hiệu lực 5 năm kể từ ngày 15/8/2017). Đặc biệt, cần sớm luật hóa văn bản thay thế này để tạo hành lang pháp lý đồng bộ và thống nhất trên cơ sở kế thừa những quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14, giúp tác động tích cực đến quá trình xử lý nợ xấu.

 

Chuyên gia Võ Trí Thành
Theo Kinh tế đô thị
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 23/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV