Nghệ nhân cao tuổi lưu truyền gốm Cậy07/05/2021 - 16:38:00 Ở làng nghề Gốm Cậy xã Long Xuyên huyện Bình Giang, nghệ nhân Vũ Xuân Năm đã ngoài 70 tuổi vẫn miệt mài kiến tạo những tác phẩm gốm truyền thống của gia đình và của làng nghề, truyền lại cho con trai và các thế hệ sau biết và nhớ về làng Gốm Cậy có lịch sử hơn 500 năm nay.
Yêu nghề, gắn bó với nghề, lưu truyền cho con cháu nghề của cha ông, Nghệ nhân Vũ Xuân Năm vẫn ngày ngày miệt mài bên chiếc bàn xoay trau chuốt cho từng sản phẩm gốm. Gốm chuốt bằng tay, các họa tiết đắp nổi cũng do đôi bàn tay làm ra nên mỗi sản phẩm lại mang hồn cốt khác nhau. Mỗi sản phẩm có một đặc trưng riêng do người thợ gốm gửi hồn vào đó. Gốm Cậy làm thủ công nên nét đặc trưng nhất là men gốm được làm bằng tro trấu. Cái giá trị của gốm cậy mà nghệ nhân Vũ Xuân Năm muốn giữ nguyên cốt cách là men gốm gia truyền. Men gốm Cậy được làm từ sét cao lanh, vôi, tro trấu, tro củi lọc kỹ trộn đều với nhau. Gốm được nung bằng lò bầu, lò đứng đốt bằng củi lại sử dụng men tự nhiên nên nước men gốm Cậy sâu hơn, “thấu” men hơn so với các sản phẩm khác. Màu sắc chủ đạo của gốm Cậy là lam nhạt. Ngoài ra, bằng kỹ thuật pha chế đặc biệt và khả năng điều chỉnh ngọn lửa, nghệ nhân Vũ Xuân Năm và thợ gốm làng Cậy còn tạo ra được nhiều màu sắc đặc trưng khác như đỏ, hồng, nâu đất…Các sản phầm gốm của nghệ nhân Vũ Xuân Năm khá phong phú và đa dạng, chủ yếu là hàng để trang trí, trưng bày như Bình vôi, Lục bình, 12 con giáp, Thạc lý hoa lâu… Lưu giữu và phát triển nghề Gốm của cha ông và của Làng, nghệ nhân Vũ Xuân Năm đã truyền nghề cho con trai Vũ Xuân Hùng và những người yêu thích làm gốm của làng. Từ chỗ tưởng như làng Gốm cậy đã mất đi thì nay ngoài cơ sở sản xuất gốm của gia đình nghệ nhân Vũ Xuân Năm, làng Cậy có gần 10 cơ sở sản xuất gốm. Làm gốm đòi hỏi nhiều công sức, tỉ mỉ và sáng tạo nên không phải ai cũng thích làm và làm được. Vì vậy việc lưu giữ nghề gốm của cha ông và người học nghề gốm phải có tình yêu với gốm, thổi hồn vào gốm... Hoàng Vân
Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
|