Những điều có thể bạn chưa biết về NATO
13/05/2022 - 08:23:00
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Đây là liên minh quân sự hùng mạnh nhất thế giới với 30 nước thành viên, trong đó hầu hết các quốc gia EU đều là thành viên của NATO.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập vào ngày 4/4/1949 tại Washington DC. NATO được thành lập như một đối trọng với quân đội Liên Xô ở Trung và Đông Âu sau Thế chiến thứ hai. NATO đặt trụ sở chính tại Brussels, Bỉ. NATO là khối quân sự - chính trị lớn nhất thế giới, liên kết phần lớn các nước châu Âu, Mỹ và Canada.
Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương lần đầu tiên được ký kết bởi Mỹ, Anh, Pháp, Italy, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Iceland, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy và Bồ Đào Nha. NATO hiện có 30 quốc gia thành viên.
NATO ra đời đã buộc Liên Xô nghĩ đến việc thành một liên minh quân sự riêng. Ngày 14/5/1955, Liên Xô thành lập Tổ chức Hiệp ước Warsaw.
Mục đích của NATO là đảm bảo quyền tự do và an ninh của các thành viên thông qua các phương tiện chính trị và quân sự. Sứ mệnh chủ chốt của NATO là phòng thủ tập thể, bảo vệ các nước thành viên trước nguy cơ tấn công hạt nhân và những mối đe dọa mới như an ninh mạng và tấn công khủng bố.
Tháng 12/1950, NATO bổ nhiệm Tướng Dwight D. Eisenhower làm tư lệnh đồng minh tối cao châu Âu (SACEUR) đầu tiên của liên minh. SACEUR chịu trách nhiệm trước cơ quan quân sự cao nhất của NATO - Ủy ban Quân sự. SACEUR hiện tại là Tướng Không quân Mỹ Tod D. Wolters.
NATO không có lực lượng vũ trang của riêng mình. Thay vào đó, lực lượng quân sự của liên minh bao gồm lực lượng của các nước thành viên.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, trong năm 2017, tổng chi tiêu quân sự của các quốc gia thành viên NATO “chiếm 52% chi tiêu quân sự của thế giới”. Các nước thành viên NATO đặt mục tiêu chi khoảng 2% GDP cho quốc phòng. Năm 2021, 8 quốc gia thành viên NATO đã đạt chỉ tiêu này.
Năm 1954, Liên Xô gửi công hàm đến chính phủ các nước Mỹ, Anh và Pháp, đề nghị xem xét việc Liên Xô gia nhập NATO. Tuy nhiên, NATO đã bác bỏ đề xuất của Liên Xô với lý do không phù hợp với "mục tiêu dân chủ và phòng thủ" của tổ chức.
Điều 5 của Hiệp ước NATO nêu rõ quan điểm của khối này liên quan đến việc bảo vệ các thành viên. "Một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc nhiều (các nước thành viên NATO) ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại toàn bộ NATO và sẽ vấp phải phản ứng từ các thành viên của khối, bao gồm cả việc sử dụng vũ lực", Điều 5 của NATO quy định.
Trong lịch sử NATO, Điều 5 mới chỉ được sử dụng 1 lần. Mỹ đã kích hoạt Điều 5 sau các vụ tấn công khủng bố ở New York và Washington DC ngày 11/9/2001.
Sứ mệnh tăng cường sự hiện diện của NATO được thiết lập tại Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan vào năm 2016. Theo BBC, sứ mệnh này của NATO liên quan đến việc "đào tạo binh lính địa phương như một biện pháp răn đe chống lại lực lượng Nga ở một số quốc gia Đông Âu".
Mới đây nhất, ngày 12/5, Phần Lan tuyên bố sẽ gia nhập NATO. Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto và Thủ tướng Sanna Marin cho biết Phần Lan sẽ nộp đơn xin gia nhập NATO "ngay lập tức"./.
Lịch phát sóng
-- Chọn kênh --
Truyền hình
Phát thanh
Lịch chiếu phim
Giá vàng JSC
Khu vực
Mua vào
Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT
Mua TM
Mua CK
Bán
USD
23.00
23.00
23.00
SGD
17.00
17.00
17.00
JPY
159.90
161.52
169.28
GBP
29.00
29.00
30.00
EUR
25.00
25.00
26.00
CAD
17.00
17.00
17.00
AUD
15.00
15.00
15.00
Thông tin thời tiết
Dự báo thời tiết Hải Dương
Hôm nay, 23/12/2024
°C -°C
°C -°C
°C -°C