Di sản điện ảnh khắc ghi lịch sử
Có thể nói những thước phim lịch sử đó thực sự là những di sản điện ảnh. Dịp Quốc khánh 2/9, khán giả đổ xô tìm lại những thước phim lịch sử ghi lại những dấu mốc lịch sử chói lọi của dân tộc Việt Nam.
Không thể không kể đến phim Ngày Độc lập 1945 (1975) của NSND, đạo diễn Phạm Kỳ Nam. Đây là bộ phim tài liệu đặc biệt, có hình ảnh thời khắc lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, thời lượng khoảng 5 phút.
|
Phim tài liệu Ngày Độc lập 1945 - tác phẩm đặc biệt luôn được khán giả tìm kiếm, đón xem mỗi dịp Quốc khánh 2/9. |
Hình ảnh đoàn người nô nức kéo về Quảng trường Ba Đình, giọng nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh với lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong khoảnh khắc khai sinh ra nước Việt Nam làm nên giá trị của bộ phim.
Bên cạnh đó, những phim như Sức sống của Bản Tuyên ngôn, Tết Độc lập, Lời khát vọng dân tộc... cũng là những thước phim vô cùng chân thực về khoảnh khắc lịch sử khi khai sinh ra đất nước Việt Nam.
Sao tháng Tám (1976) của đạo diễn Trần Đắc là phim điện ảnh không thể thiếu khi kể tên những phim khắc họa một thời kháng chiến lừng lẫy trong sử Việt. Đến nay, sau gần 50 năm, Sao tháng Tám vẫn là di sản điện ảnh ghi dấu lịch sử dân tộc bằng điện ảnh.
|
"Sao Tháng Tám" tái hiện tư liệu chân thực và sinh động về Tổng khởi nghĩa. |
Đạo diễn Trần Đắc lấy cốt truyện từ cuốn hồi ký Nắng Hưng Yên của nhà văn Hà Ân. Hồi ký ghi lại lời kể của bà Nguyễn Thị Hưng (Nguyễn Thị Ức (1920-1993).
Bà Hưng trở thành nguyên mẫu để xây dựng hình tượng nữ chiến sĩ cách mạng - chị Nhu. Vai phản diện Kiều Trinh được lấy nguyên mẫu từ nữ gián điệp Nga Thiên Hương. Phim quy tụ những nghệ sĩ như NSND Thanh Tú, nghệ sĩ Dũng Nhi, NSƯT Đức Hoàn…
|
Phim Hà Nội mùa Đông 1946 lấy bối cảnh lịch sử những năm năm 1946-1947. |
Cũng lấy bối cảnh lịch sử của năm 1946-1947 còn có phim truyền hình Sống mãi với Thủ đô do Lê Phương, Trịnh Thanh Nhã viết kịch bản, được Lê Đức Tiến và Nguyễn Thế Vĩnh đạo diễn.
Phim truyện nhựa Hà Nội mùa Đông 1946 do Hoàng Nhuận Cầm, Đặng Nhật Minh viết kịch bản về thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tạm ước với Pháp để chuẩn bị đối phó tình hình lúc bấy giờ. Bộ phim do đạo diễn Đặng Nhật Minh thực hiện đoạt nhiều giải thưởng tại LHP Việt Nam lần thứ 12.
Mới đây nhất, phim Đào, phở và piano của đạo diễn Phi Tiến Sơn nhận được sự đón nhận lớn từ khán giả. Đây được coi là phim hiếm hoi sử dụng ngân sách Nhà nước sản xuất, phát hành hòa vốn.
Khán giả không quay lưng với phim lịch sử chất lượng
Nhiều nhà sản xuất, đạo diễn luôn mong muốn được thử sức ở mảng phim lịch sử nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu. Trong khi việc sử dụng ngân sách còn hạn chế, cơ chế hợp tác công - tư chưa rõ ràng, việc sử dụng vốn tư nhân nhiều khi không đảm bảo tính "sử" của phim.
Thực tế, phim lịch sử hiện nay thường do các hãng phim lớn sản xuất và được Nhà nước dành kinh phí thường niên. Phần lớn các bộ phim này được sản xuất để phục vụ nhiệm vụ chính trị. Hàng loạt phim nhà nước đặt hàng như Bình minh đỏ, Phơi sáng, Hồng Hà nữ sĩ… dù được giới chuyên môn ghi nhận nhưng không được đông đảo khán giả biết đến.
Nhiều phim lịch sử, phim đặt hàng thường chỉ được cất kho, chỉ chiếu vào những dịp kỷ niệm quan trọng, các kỳ liên hoan phim hoặc chiếu miễn phí phục vụ nhiệm vụ chính trị.
Đây cũng là lý do khán giả khó tiếp cận dòng phim đặt hàng. Có thể nói, nhiều khán giả vì quan tâm, yêu thích lịch sử và bỏ công tìm kiếm nên biết thêm về những bộ phim lịch sử có giá trị.
|
||||
Phim lịch sử Hồng Hà nữ sĩ, phim chiến tranh Bình minh đỏ được giới chuyên môn ghi nhận về chất lượng nhưng không được nhiều khán giả biết đến. PGS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú - Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam - cho biết phim Hoa ban đỏ được chiếu trong Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ thu hút rất đông bạn trẻ đến xem, phần lớn không biết về phim. “Nhiều khán giả trẻ xúc động chia sẻ với tôi rằng đây là lần đầu được xem phim, bởi trước đó họ không biết đến tác phẩm. Đây là tình trạng chung của nhiều phim sử dụng ngân sách Nhà nước và không được chiếu rộng rãi”, PGS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú nói. Mới đây, phim Vầng trăng thơ ấu khắc họa thời thơ ấu của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được khán giả trông đợi nhưng chưa được công chiếu rộng rãi. Nhà sản xuất Nguyễn Hữu Tuấn từng khẳng định một bộ phim nhà nước được đem cất kho hoàn toàn không liên quan đến chất lượng bộ phim mà chủ yếu do vướng mắc cơ chế. Ông lý giải nguyên nhân việc này tồn tại là cơ chế phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
"Nếu phim nhà nước đặt hàng kiếm được hàng trăm tỷ đồng doanh thu, e rằng phức tạp về thủ tục giấy tờ. Cục Điện ảnh và Bộ VHTTDL là cơ quan hành chính nhà nước, không phải là doanh nghiệp, không thể xuất hóa đơn đỏ, về bản chất là không thể có doanh thu”, ông Nguyễn Hữu Tuấn phân tích. Về khoảng trống này, đại diện Cục Điện ảnh cho biết đã đề xuất Bộ VHTTDL chỉ đạo các cơ quan tham mưu, quản lý tiếp tục nghiên cứu xây dựng các chính sách, cơ chế để tạo hành lang pháp lý chắc chắn, không chồng chéo, hoặc mâu thuẫn với các quy định đã được ban hành. Lãnh đạo Cục Điện ảnh đề xuất rà soát các quy định có liên quan để điều chỉnh hoặc phối hợp với các bộ, ngành khác kiến nghị điều chỉnh sao cho hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thống nhất về quan điểm, chủ trương và thuận lợi khi áp dụng.
Các nhà làm phim cho rằng cần bổ sung quy định để có cơ sở thực hiện nhiệm vụ kết hợp sản xuất phim từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa, nhiệm vụ phát hành, phổ biến phim nói chung, trong đó chú trọng phát hành, phổ biến phim có sử dụng ngân sách nhà nước (bao gồm cả sản xuất phim kết hợp nguồn xã hội hóa và nguồn ngân sách nhà nước). Các thủ tục để phim sử dụng ngân sách nhà nước được chiếu rộng rãi vẫn để ngỏ và “đợi cơ chế”. Trường hợp Đào, phở và piano thắng lợi về doanh thu cho thấy khán giả không quay lưng với dòng phim lịch sử, khơi gợi lòng yêu nước. Khán giả có thể trông đợi hai bộ phim điện ảnh quy mô được đầu tư để ra mắt đúng dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước - Mưa đỏ và Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối. Mưa đỏ được giao cho NSƯT Đặng Thái Huyền (Người trở về, Mười ba bến nước), Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối do đạo diễn Bùi Thạc Chuyên thực hiện. Linh hoạt tìm nguồn kinh phí Có thể nói những năm gần đây, dòng phim lịch sử được nhiều nhà sản xuất quan tâm, đầu tư và không còn chỉ trông chờ vào ngân sách. Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên do không thể sử dụng ngân sách Nhà nước để làm phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối - phim kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, bởi kinh phí làm phim lên tới 30 tỷ đồng. |