tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Tăng sức cạnh tranh các mặt hàng “xanh” nội địa

Chia sẻ: 

04/10/2024 - 09:48:00


Theo Bộ Công Thương, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm "xanh" tại Việt Nam đã tăng trưởng trung bình 15% mỗi năm từ 2021 đến 2023, phản ánh sự quan tâm ngày càng lớn của người tiêu dùng đối với vấn đề bảo vệ môi trường.

Tăng sức cạnh tranh các mặt hàng “xanh” nội địa

Một nhà máy sản xuất xe điện tại Mỹ. Ảnh: AFP

Theo đó, 72% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường, cho thấy sự chuyển biến trong nhận thức và ưu tiên của họ.

Qua khảo sát của Nielsen, 60% người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng vào chất lượng của các sản phẩm này và 55% sẵn sàng thay đổi thói quen mua sắm để ủng hộ lối sống xanh. Đáp lại xu thế đó, nhiều doanh nghiệp đã và đang chuyển đổi mô hình kinh doanh, coi tiêu dùng xanh là hướng đi tất yếu cho phát triển bền vững.

Cần hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh

Thống kê cho thấy, hiện tại trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, Việt Nam đã xây dựng được khoảng 750 tiêu chuẩn hướng tới thúc đẩy tăng trưởng xanh, gồm: Nhóm tiêu chuẩn về chất lượng môi trường, chất lượng không khí, chất lượng nước, quản lý chất thải, tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ ISO 11041… Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho biết, thách thức lớn nhất mà họ đang đối mặt cả trên thị trường nội địa lẫn xuất khẩu là thương mại xanh và xu hướng này đang tạo ra một số rào cản nhất định đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối với nhiều doanh nghiệp, chuyển đổi sang quy trình sản xuất xanh đòi hỏi đầu tư lớn vào công nghệ, cơ sở hạ tầng và đào tạo nhân lực…

Ngoài ra, không ít doanh nghiệp chưa tiếp cận được kiến thức và kinh nghiệm về các quy trình sản xuất xanh, nên gặp khó khăn trong việc triển khai và duy trì phương thức sản xuất kinh doanh xanh, hướng đến thương hiệu bền vững.

Bài học từ các nước lớn

Một trong các sản phẩm "xanh" đang thu được nhiều sự chú ý trong vài năm trở lại đây là xe điện. Sự phát triển nhanh chóng của loại xe này trên khắp thế giới đem lại nhiều bài học về cách các chính phủ hỗ trợ các nhà sản xuất trong việc phát triển sản phẩm và tăng sức cạnh tranh.

Chính phủ các nước lớn như Trung Quốc và Mỹ đang đóng vai trò then chốt trong việc phát triển thị trường xe điện (EV) và xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ ngành công nghiệp này. Trung Quốc, thay vì tiếp tục cạnh tranh trong lĩnh vực xe sử dụng động cơ đốt trong, đã chọn tập trung vào xe điện hoàn toàn. Từ năm 2001, chính phủ Trung Quốc đã xác định EV là một dự án khoa học trọng điểm trong chiến lược kinh tế 5 năm của quốc gia.

Chính phủ Trung Quốc đã chi hơn 200 tỉ nhân dân tệ (khoảng 28 tỉ USD) từ 2009 đến 2022 cho các khoản trợ cấp và ưu đãi thuế để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ xe điện. Các chính sách này đã giúp người mua xe điện nhận được hoàn lại lên đến 60.000 nhân dân tệ (hơn 8.000USD) trước khi trợ cấp này kết thúc vào năm 2022. Đến năm 2023, một gói hỗ trợ mới trị giá 520 tỉ nhân dân tệ (hơn 72 tỉ USD) đã được công bố, kéo dài các ưu đãi thuế cho xe điện đến năm 2027.

Ngoài ra, chính phủ cũng hỗ trợ các nhà sản xuất EV trong nước như BYD và SAIC Motor thông qua các khoản trợ cấp trực tiếp, giúp các công ty này phát triển mạnh mẽ.

Tương tự, Mỹ cũng đang đầu tư mạnh mẽ vào ngành công nghiệp xe điện nhằm duy trì sức cạnh tranh toàn cầu và đạt được các mục tiêu môi trường. Chính phủ Mỹ đã công bố khoản đầu tư 50 triệu USD để nâng cao năng lực sản xuất xe điện trong nước, với mục tiêu hỗ trợ các nhà cung cấp nhỏ và vừa trong việc chuyển đổi dây chuyền sản xuất sang phục vụ chuỗi cung ứng xe điện. Đây là một phần của chương trình "Domestic Automotive Manufacturing Conversion Grant" trị giá 2 tỉ USD, nhắm vào việc giúp các bang có truyền thống về ngành công nghiệp ôtô phát triển các công việc liên quan đến xe điện.

Mỹ đã đặt ra các khoản trợ cấp và hợp tác liên bang để hỗ trợ các nhà sản xuất xe điện nội địa. Các bang như Michigan, Ohio và Indiana nhận được hàng triệu USD để nâng cao năng lực sản xuất. Các trường đại học hàng đầu như Purdue, Michigan và Illinois cũng tham gia vào các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, giúp các nhà sản xuất xe truyền thống chuyển đổi sang lĩnh vực xe điện.

Không chỉ hỗ trợ các công ty nội địa, các nước, liên minh cũng đưa ra những mức thuế riêng đối với một số mặt hàng "xanh" ngoại nhập để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm nội địa. Vào ngày 12.5, Ủy ban châu Âu công bố kế hoạch áp thuế lên đến 38,1% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo Uỷ ban Liên minh Châu Âu, lý do tăng thuế xe điện Trung Quốc là bởi các hãng xe này được chính phủ trợ giá một cách không công bằng, ảnh hưởng tới các nhà sản xuất châu Âu.

Việt Nam đang có lợi thế khi người tiêu dùng ngày càng chuộng sản phẩm xanh, dần có nhiều doanh nghiệp mạnh mẽ chuyển đổi xanh, cung ứng các sản phẩm thân thiện với môi trường, đạt chất lượng cao, nổi bật có một hãng xe điện riêng của quốc gia. Việc khuyến khích và tạo động lực cho sản phẩm xanh phát triển là điều rất cần thiết.

Theo Báo Lao Động
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 04/10/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV