tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Tăng thuế rượu, bia giúp thay đổi hành vi tiêu dùng?

Chia sẻ: 

04/08/2024 - 08:33:00


Tại dự thảo về Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) Bộ Tài chính đã tăng mạnh thuế rượu, bia, với mục tiêu vừa tăng thu ngân sách, vừa giúp thay đổi hành vi tiêu dùng, nâng cao sức khoẻ cho người dân.

Tăng thuế để giảm tiêu thụ rượu bia

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, mặc dù mặt hàng bia và rượu đã được tăng thuế suất thuế TTĐB theo lộ trình từ năm 2016-2018, tuy nhiên, sức mua rượu, bia của người Việt Nam vẫn tăng do thu nhập tăng nhanh, trong khi giá rượu, bia tăng rất chậm. Do vậy, trong thời gian qua, tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam vẫn ở mức cao và có xu hướng tăng nhanh.

r-1722732997142.JPG
Thuế rượu, bia của Việt Nam mới chiếm khoảng 30% giá bán lẻ.

Việt Nam hiện là nước tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và thứ 3 châu Á sau Nhật Bản, Trung Quốc. Thế nhưng theo Bộ Y tế, rượu, bia là yếu tố xếp thứ 2 trong 10 yếu tố nguy cơ gây bệnh tật và tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Đây cũng là nguyên nhân liên quan đến chấn thương, tai nạn giao thông, rối loạn tâm thần, xơ gan, bệnh tim mạch, ung thư, một số bệnh truyền nhiễm.

Không chỉ vậy, việc sử dụng, lạm dụng rượu, bia còn gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng về mặt xã hội như tai nạn giao thông, chấn thương, bạo lực gia đình, mất an ninh trật tự, gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Rượu, bia là một trong 3 nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới độ tuổi 15 - 49; 30% các vụ gây rối trật tự xã hội và 33,7% các vụ bạo lực gia đình ở Việt Nam.

Hiện nay, thuế và giá rượu, bia ở Việt Nam còn ở mức thấp. Theo tính toán của WHO, thuế rượu, bia của Việt Nam mới chiếm khoảng 30% giá bán lẻ, trong khi ở nhiều nước tỷ trọng thuế rượu, bia chiếm từ 40 - 85% giá bán lẻ. Do vậy, lộ trình tăng thuế TTĐB đối với rượu và bia từ năm 2016-2018 chưa đủ mạnh để tác động đến giảm tiêu dùng rượu, bia. Trước mắt, cần tiếp tục tăng thuế để tăng giá bán lẻ rượu, bia lên mức ít nhất tỷ trọng thuế rượu, bia chiếm 40% giá bán lẻ. Vì thế, bà Nguyễn Thuý Anh - Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) cho biết Bộ Tài chính đã dự thảo sửa đổi quy định đối tượng chịu thuế TTĐB đối với mặt hàng rượu, bia theo pháp luật chuyên ngành (Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia) và xây dựng 2 phương án tăng thuế suất thuế TTĐB đối với rượu, bia theo lộ trình từ năm 2026 đến năm 2030.

Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất đối với mặt hàng rượu từ 20 độ trở lên, phương án 1 mỗi năm tăng 5% và lên đến 90% từ năm 2030; phương án 2: tăng thuế suất thuế TTĐB từ 65% lên 80% từ năm 2026, sau đó mỗi năm tăng 5% và lên 100% từ năm 2030. Đối với mặt hàng rượu dưới 20 độ, phương án 1 cũng tăng 5% mỗi năm và tăng lên 60% từ năm 2030; phương án 2: tăng thuế suất thuế TTĐB từ 35% lên 50% từ năm 2026 và tăng thêm 5% mỗi năm, lên 70% từ năm 2030. Đối với mặt hàng bia, phương án 1: tăng thuế suất thuế TTĐB 5% mỗi năm và lên 90% từ năm 2030; phương án 2: tăng thuế suất thuế TTĐB từ 65% lên 80% từ năm 2026, tăng thêm 5% mỗi năm và lên 100% từ năm 2030.

Theo phương án 2 thì giá bán rượu, bia năm 2026 sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2025 và các năm tiếp theo, mỗi năm giá bán sẽ tăng 2 - 3% so với năm trước để đảm bảo giá sản phẩm tăng tương ứng theo mức độ lạm phát và gia tăng thu nhập của các năm tiếp theo. Phương án 2 sẽ có tác dụng giảm khả năng chi trả đối với các sản phẩm rượu, bia mạnh hơn, tác động tốt hơn trong việc giảm tỷ lệ sử dụng rượu, bia và giảm các tác hại liên quan do việc lạm dụng rượu, bia gây ra.

Cân nhắc lộ trình

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) đưa ra con số thống kê thời gian gần đây, ngộ độc rượu xảy ra liên tục, thậm chí xảy ra chết người, nhưng không có ai đứng ra chịu trách nhiệm, với khoảng 80% rượu trôi nổi, theo thống kê 75% lượng rượu ngoài thị trường là trốn thuế. Tuy nhiên, theo ông Việt, trong những năm gần đây, ngành đồ uống có cồn nộp thuế khá lớn. Song hiện nay thì ngành bia, rượu đang khó khăn do tiêu thụ giảm đáng kể.

"Tôi đồng tình với việc tăng thuế, tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam. Ban soạn thảo cần cân nhắc kỹ việc tăng thuế vừa đảm bảo điều tiết nhu cầu, tăng thu ngân sách, nhưng cũng giúp các doanh nghiệp ngành bia, rượu tái cơ cấu, trong giai đoạn đang khó khăn", ông Việt đề nghị.

Phân tích từ góc độ kinh tế, GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, lưu ý rằng những sản phẩm tiêu dùng đã thành thói quen có độ co giãn với giá cả thấp; thay đổi về giá một chút sẽ không khiến nhu cầu mất đi. Nếu là một sản phẩm có độ co giãn về giá cao thì người có khả năng thanh toán thấp sẽ ngừng tiêu dùng nếu giá tăng; người có khả năng thanh toán cao thì vẫn tiếp tục duy trì.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy với các sản phẩm như thuốc lá, rượu, bia, nhóm người tiêu dùng thu nhập cao, nhận thức tốt, khi được truyền thông về tác hại của sản phẩm thì họ sẽ thay đổi hành vi. Một số khác chưa nhận thức được tác hại của sản phẩm nên vẫn chưa thay đổi hành vi và vẫn giữ thói quen tiêu dùng.

"Thậm chí, một số người có thể mua những sản phẩm rượu, bia không chính thức, tự sản xuất, tự nấu; vô hình trung chuyển từ hành vi tiêu dùng một sản phẩm được kiểm nghiệm, được kiểm soát an toàn sang hành vi tiêu dùng một sản phẩm mới không an toàn; tạo tác dụng ngược với mục tiêu bảo vệ sức khỏe của người dân", GS. TS Hoàng Văn Cường nói.

Cho rằng phải nhìn lại quá khứ để xem tại sao thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn đã tăng khá mạnh nhưng chưa điều tiết được hành vi tiêu dùng như kỳ vọng, TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính sách (VEPR) phân tích trong bối cảnh nền kinh tế chưa thực sự khởi sắc như hiện nay thì cả doanh nghiệp lẫn người dân vẫn có thói quen "thắt lưng, buộc bụng". Do đó, nếu giá tăng sốc, người dân thay đổi hành vi tiêu dùng sang những sản phẩm rẻ tiền hơn nhưng chất lượng thấp, không có nguồn gốc xuất xứ thì mục tiêu cao cả nhất của TTĐB đó là thay đổi hành vi để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng chưa chắc đã đạt được.

Trong khi đó, nêu quan điểm hài hoà, bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam đồng tình với việc tăng thuế TTĐB đối với rượu, bia. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm kinh nghiệm quốc tế và có lộ trình chuyển đổi phù hợp. Cùng với đó là phải siết chặt quản lý rượu, bia nhập lậu; rượu nấu tự phát không qua kiểm định chất lượng... ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, gây thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước.           

Theo Công an Nhân dân
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 08/08/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV