tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Quyết tâm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về phát triển vùng Tây Nguyên 

Chia sẻ: 

14/10/2022 - 15:28:00


Xây dựng, phát triển vùng Tây Nguyên phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, gắn kết chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng - an ninh và tăng cường công tác đối ngoại. Lấy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội làm nền tảng cho việc giữ vững quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị - xã hội.

 

Sáng 14-10, tại trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị khoá XIII về phương hướng phát triển kinh tế xã hội bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng tại hội nghị. Cùng dự tại điểm cầu Hà Nội có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, các Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Uỷ viên Trung ương Đảng và lãnh đạo các bộ ngành Trung ương.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Quyết tâm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về phát triển vùng Tây Nguyên ảnh 1
Quang cảnh hội nghị tại trụ sở Trung ương Đảng, Hà Nội. Ảnh VIẾT CHUNG
Ngày 6-10-2022 vừa qua, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là hội nghị thứ 3 sau 2 hội nghị toàn quốc để phổ biến, quán triệt những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 11 và Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng trung du và miền núi Bắc bộ; và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vùng Tây Nguyên có 5 tỉnh gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên là 54.548km2, chiếm 1/6 diện tích tự nhiên của cả nước; với khí hậu, thổ nhưỡng và nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm mà không nơi nào có được; là nơi sinh sống của gần 6 triệu người thuộc 53 dân tộc anh em cả nước. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có truyền thống đoàn kết, đấu tranh cách mạng rất kiên cường; có nền văn hoá dân tộc vừa đa dạng, phong phú, vừa có nhiều nét đặc sắc riêng…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Quyết tâm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về phát triển vùng Tây Nguyên ảnh 2
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự hội nghị. Ảnh VIẾT CHUNG
Với Nghị quyết 23, Bộ Chính trị yêu cầu, cần phải nhận thức rõ, vùng Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của cả nước. Phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụ quan trọng của cả nước, trước hết là của các địa phương trong vùng và vùng duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam bộ. Xây dựng, phát triển vùng Tây Nguyên phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, gắn kết chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng - an ninh và tăng cường công tác đối ngoại. Lấy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội làm nền tảng cho việc giữ vững quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị - xã hội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Quyết tâm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về phát triển vùng Tây Nguyên ảnh 3
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh VIẾT CHUNG
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, xuất phát từ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của vùng đất Tây Nguyên, ngày 18-1-2002, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW; Bộ Chính trị khóa XI đã tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW và ban hành Kết luận số 12-KL/TW vào ngày 24-10-2011, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011 - 2020. Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết và Kết luận của Bộ Chính trị (khóa IX, XI), các địa phương trong vùng đã nhận thức ngày càng sáng rõ hơn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng, khai thác tốt hơn các tiềm năng, lợi thế của vùng Tây Nguyên. Hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, được quan tâm đầu tư, giúp cải thiện đáng kể sự kết nối giữa các tỉnh trong vùng, giữa vùng với cả nước. Một số địa phương đã có sự phát triển bứt phá, tạo nên những điểm sáng trong vùng và cả nước. Toàn vùng đã đạt được nhiều kết quả, thành tích quan trọng như đã nêu trong Nghị quyết của Bộ Chính trị và Báo cáo của Ban Cán sự đảng Chính phủ.

Tuy nhiên, theo Tổng Bí thư, bên cạnh những kết quả, thành tích đã đạt được, vùng Tây Nguyên hiện vẫn còn không ít những khó khăn, thách thức lớn như phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; tốc độ tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững, có xu hướng chậm lại. Thu nhập bình quân đầu người thấp nhất cả nước. Khoảng cách giàu - nghèo giữa các nhóm dân tộc, nhất là của nhóm các dân tộc bản địa, chậm được thu hẹp. Giảm nghèo chưa bền vững; số hộ nghèo và cận nghèo còn nhiều, nguy cơ tái nghèo còn cao; tỉ lệ xã đạt chuẩn “nông thôn mới” còn thấp. Tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở của đồng bào dân tộc thiểu số chậm được giải quyết. Công tác xử lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường còn bất cập. Tỷ lệ che phủ rừng giảm mạnh và không đạt mục tiêu đề ra; rừng tự nhiên suy giảm cả về diện tích và chất lượng. Nguồn nước có nguy cơ suy giảm. Nhiều di sản văn hoá dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị mai một, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển… Thực tế này đặt ra yêu cầu phải khẩn trương và nghiêm túc tiến hành tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị khoá IX; Kết luận số 12 của Bộ Chính trị khoá XI và nghiên cứu xây dựng, ban hành nghị quyết mới về vấn đề đặc biệt quan trọng này. Đây là việc làm hết sức có ý nghĩa và cần thiết, thể hiện trách nhiệm của toàn Đảng và cả nước đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất cách mạng, anh hùng, có nhiều đóng góp to lớn trong công cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, đúng với truyền thống đoàn kết, thủy chung, nghĩa tình của dân tộc Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Quyết tâm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về phát triển vùng Tây Nguyên ảnh 4
Quang cảnh điểm cầu trụ sở Trung ương Đảng khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh VIẾT CHUNG
Đề cập về những nội dung mới, ý tưởng mới, tinh thần mới của Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, Nghị quyết 23 đã kế thừa, bổ sung, phát triển 4 quan điểm của Nghị quyết số 10 thành 5 quan điểm chỉ đạo mới, phù hợp với bối cảnh, tình hình mới. Ở đây có nhiều nội dung thể hiện rất rõ tinh thần đổi mới, quyết tâm rất cao của Đảng tại Đại hội XIII, quyết tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về phát triển vùng Tây Nguyên trong thời kỳ chiến lược mới.
“Phát triển vùng Tây Nguyên phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất với hệ thống quy hoạch quốc gia, phù hợp với chiến lược quốc gia về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Về mục tiêu và tầm nhìn của Nghị quyết 23, theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đây là một nội dung và yêu cầu hoàn toàn mới. Nếu như Nghị quyết và Kết luận trước đây chỉ đề ra mục tiêu tổng quát đến năm 2020 thì Nghị quyết lần này đã xác định mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, thể hiện rõ khát vọng, ý chí và quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân, nhất là cấp uỷ, chính quyền và đồng bào các dân tộc trong vùng Tây Nguyên.

Về nhiệm vụ và giải pháp, Tổng Bí thư nêu rõ, Nghị quyết 23 lần này đề ra đầy đủ, đồng bộ và mới mẻ các nhiệm vụ, giải pháp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, bao gồm các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng; về phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng; về phát triển văn hoá, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị phù hợp với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và mục tiêu, yêu cầu phát triển Tây Nguyên trong thời kỳ mới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Quyết tâm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về phát triển vùng Tây Nguyên ảnh 5
Quang cảnh điểm hội nghị tại điểm cầu trụ sở Trung ương Đảng, sáng 14-10. Ảnh VIẾT CHUNG
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các địa phương trong vùng phải quán triệt thật đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, nội dung của nghị quyết; nắm vững các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, những công việc phải làm. Tạo sự thống nhất cao trong nhận thức ở tất cả các cấp, các ngành, của người dân và cộng đồng các doanh nghiệp về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của vùng. Đổi mới tư duy phát triển, nhất là về liên kết vùng, tiểu vùng; về cơ chế, chính sách đặc thù; về phân bổ nguồn lực; về nguồn nhân lực và tiềm năng, lợi thế nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng, các tiểu vùng và từng tỉnh trong vùng, tiểu vùng; giải quyết các vấn đề trọng điểm quốc gia tại vùng; các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên tiểu vùng. Trên cơ sở đổi mới về tư duy và nhận thức, cần đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phát triển vùng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cơ quan ở Trung ương cần tăng cường phối hợp với Hội đồng vùng và các địa phương trong vùng, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện, ban hành và triển khai thực hiện luật pháp, chính sách ưu tiên, có tính đặc thù cho phát triển vùng. Xây dựng và tổ chức thực hiện thật tốt Quy hoạch phát triển vùng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng xanh, bền vững và toàn diện; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước, kết hợp với huy động các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển các công trình trọng điểm có sức lan toả, giải quyết các vấn đề phát triển vùng và liên vùng; phát triển vùng toàn diện cả về kinh tế, văn hoá, xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên.

TRẦN BÌNH

Theo SGGP
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 23/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV