tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Trung Quốc thân thiết và đầu tư mạnh vào Serbia khiến EU lo ngại

Chia sẻ: 

05/04/2021 - 07:26:00


Liên minh châu Âu (EU) đang lo ngại thực sự trước việc Serbia giảm dần các đòi hỏi pháp lý đối với các khoản đầu tư của Trung Quốc. Dự án của Trung Quốc có ảnh hưởng lên hệ thống luật pháp của Serbia.

Trung Quốc tìm cách tiếp cận giới chức Serbia

Doanh nhân Trung Quốc Wang Feng là một vị khách bất ngờ tại lễ nhậm chức của Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic vào năm 2017. Vào buổi chiều hôm có sự kiện đó, ông Wang đã được trao một đặc ân là gặp gỡ với tân Tổng thống Serbia và thảo luận các kế hoạch của mình cũng như chụp ảnh chân dung trước lá cờ với 2 màu xanh vàng của Liên minh châu Âu (EU).

Cùng ngày đó, ông Wang gặp gỡ với các nhân viên của Văn phòng Tổng thống Serbia, Văn phòng Phát triển Serbia, và Cục Phát triển Serbia để thảo luận “triển vọng và cơ hội phát huy Sáng kiến Vành đai và Con đường”. Nội dung trao đổi tập trung chủ yếu vào các trở ngại như đất đai, vận tải, chính sách thuế, và visa lao động.

Lúc đó, ít người Serbia biết vị doanh nhân Trung Quốc này cũng như công ty lốp Shandong Linglong mà ông ta đại diện. Giờ thì họ nổi tiếng hơn nhiều. Giải bóng đá câu lạc bộ Serbia giờ được đặt tên lại theo tên của công ty Trung Quốc này, thành “Linglong Tire SuperLiga”. Cùng với sự tài trợ này và các khoản đầu tư lớn đáng kể đang diễn ra, công ty Trung Quốc này có tham vọng trở thành một trong các nhà cung cấp lốp lớn nhất cho ngành ô tô châu Âu. 

Hãng lốp này cùng một số dự án đầu tư khác của Trung Quốc được coi là một món quà may mắn với ban lãnh đạo Serbia trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp cao tại nước này và ngành công nghiệp ô tô lạc hậu, kém sức cạnh tranh.

Kể từ khi ông Vucic nhậm chức, mối quan hệ với Trung Quốc đã tăng cường, thông qua các khoản đầu tư lớn vào các nhà máy điện than và các ngành công nghiêp nặng như khai thác đồng, luyện kim, và thông qua việc hồi sinh các nhà máy thép đã xuống cấp. 

Các khoản đầu tư này đi kèm với việc Trung Quốc cho vay hàng loạt, các cuộc gặp chính trị cấp cao, và việc mua vũ khí của Trung Quốc. Năm 2019, Serbia thậm chí còn mời các lực lượng quân sự Trung Quốc tham gia tập trận chung.

Các dự án kinh tế kéo theo các sửa đổi luật pháp

Một nghị quyết gần đây của Nghị viện châu Âu đã làm sáng rõ sự gắn bó của Serbia với Trung Quốc, và bày tỏ quan ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh ở Belgrade. Theo nghị quyết này, Nghị viện châu Âu quan ngại đặc biệt về sự thiếu minh bạch trong đầu tư và các khoản cho vay của Trung Quốc, và tình trạng các nhà đầu tư và cho vay không tiến hành các đánh giá về tác động lên môi trường và xã hội.

Nghị viện châu Âu kêu gọi Serbia tăng cường các tiêu chuẩn tuân thủ pháp lý trong các hoạt động kinh doanh của Trung Quốc và cảnh báo rằng cách xử sự của Serbia đang phá hoại quá trình của nước này gia nhập EU.

Tình trạng làm suy yếu các đòi hỏi pháp lý đối với các khoản vay của Trung Quốc ở Serbia là mối quan ngại thực sự đối với EU. Các phân tích của khối này và các luật sư Serbia cho thấy ảnh hưởng của Trung Quốc có một tác động tiêu cực tổng thể đối với hệ thống tư pháp của Serbia. Theo đó, các hoạt động kinh doanh làm tăng số lỗ hổng trong luật pháp nước này, tạo ra các ngoại lệ cho các khoản đầu tư hạ tầng quy mô lớn gây ô nhiễm nặng, chủ yếu là các khoản đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc hoặc dựa trên các khoản vay từ nhà nước Trung Quốc.

Một số luật và thủ tục pháp lý mới của Serbia giúp cho một số hoạt động đầu tư khó bị phát hiện. Chẳng hạn như luật mua sắm công 2019 đã làm suy yếu các quy định quản lý việc cạnh tranh, quyền tiếp cận thông tin công cộng, và việc bảo vệ môi trường.

Một trường hợp khác là luật về “các thủ tục đặc biệt” ban hành tháng 2/2020. Luật này cho phép chính quyền tự xác định một dự án cơ sở hạ tầng nào đó là cấp bách và do vậy, có thể bỏ qua các quy trình về mua sắm công. Thay vào đó, các dự án chịu sự điểu chỉnh của các quy trình đặc biệt, bởi vì chúng mang lại quan hệ đối tác chiến lược trong các dự án có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cộng hòa Serbia.

Chính quyền Serbia thường tuyên bố rằng các dự án này, đặc biệt là các khoản đầu tư của Trung Quốc vào các ngành công nghiệp gây ô nhiễm, là mang lại lợi ích đối với quốc gia, để từ đó họ có thể áp dụng luật một cách linh hoạt.

Hồi tháng 9/2018, một năm sau khi ông Vucic nhậm chức, vị tổng thống này đã thăm Bắc Kinh và ký một bản ghi nhớ với công ty Shandong Linglong về việc xây dựng một nhà máy lốp. Chính quyền Serbia sau đó tuyên bố nhà máy này là một dự án có tầm quan trọng quốc gia. Người ta đã không lý giải về quyết định này và cơ sở pháp lý của nó, cũng không công khai hóa quyết định này.

Sau lễ ký bản ghi nhớ, quyền sở hữu hơn 96 hecta đất đã được chuyển nhượng cho công ty Shandong Linglong, một cách trực tiếp mà không trao tiền qua tay. Do vị thế đặc biệt của dự án, nhà đầu tư được miễn trả phí chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất xây dựng.

Các công dân ở khu vực đó đã yêu cầu cung cấp thông tin về tác động của nhà máy Linglong đối với sức khỏe họ, môi trường, và sự an toàn cho công nhân. Tuy nhiên, cho tới tận nay, người ta vẫn chưa công bố thông tin về các mối lo ngại này.

Các động thái tương tự được ghi nhận tại một số dự án đầu tư khác của Trung Quốc ở Serbia./.

Theo VOV.VN
Ý kiến bạn đọc
captcha
Tin cùng chuyên mục
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 28/12/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV