VIDEO: Cần tạo dựng sản phẩm mang thương hiệu Hải Dương29/04/2021 - 14:50:00 Sáng 29/4, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Xuân Thăng chủ trì Hội nghị lần thứ 20 Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Tại Hội nghị lần này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy nghe, thảo luận, cho ý kiến vào các báo cáo của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Đề án đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020. Phát triển nông nghiệp gắn với chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, sản xuất an toàn. Giá trị sản xuất trên 1ha đất trồng trọt và nuôi thủy sản đạt 210 triệu đồng vào năm 2025 và 270 triệu đồng vào năm 2030.
Phát biểu kết luận, Bí thư Tỉnh ủy Phạm Xuân Thăng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan soạn thảo tiếp thu các ý kiến tại hội nghị, hoàn thiện đề án trên cơ sở cập nhật thêm nội dung Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển nông nghiệp nông thôn. Bí thư Tỉnh ủy cho rằng nông nghiệp Hải Dương có nhiều tiềm năng nhưng hiện còn manh mún, sản xuất nhỏ, giá trị thấp. Biến đổi khí hậu; diện tích đất nông nghiệp đã, đang và sẽ bị thu hẹp đáng kể; tình trạng sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước; thiếu nguồn nhân lực đáp ứng yâu cầu sản xuất ứng dụng công nghệ cao.. đó là những thách thức đang đặt ra đối với nền nông nghiệp Hải Dương. Bên cạnh đó là nhưng điểm nghẽn như: Nông nghiệp vẫn chủ yếu phát triển tự phát, chưa có quy hoạch; Vấn đề tích tụ ruộng đất, liên kết sản xuất còn yếu; chưa có những sản phẩm được chế biến sâu và được xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hóa để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; cơ chế chính sách trên lĩnh vực nông nghiệp còn dàn trải, việc hỗ trợ sản xuất chưa đủ mạnh... Theo Bí thư Tỉnh ủy, hiện nay nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp sạch ngày càng tăng; nhiều doanh nghiêọ lớn có xu hướng đầu tư vào nông nghiệp… Đây là cơ hội để nông nghiệp Hải Dương bứt phá phát triển trong thời gian tới. Đề án cần xác định rõ định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Xu thế sản xuất nông nghiệp chuyển hướng từ tăng nâng suất, số lượng sang sản xuất sạch, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hữu cơ tạo ra sản phẩm sạch, an toàn thực phẩm. Tùy theo lợi thế của từng địa phương để lựa chọn phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ hay nông nghiệp sinh thái. Cần đặt ra mục tiêu cụ thể trong 5 năm tới phải tạo dựng được sản phẩm đặc trưng riêng có của Hải Dương với thương hiệu mạnh, chế biến sâu, mang lại giá trị cao. Ban Thường vụ Tỉnh ủy cơ bản thống nhất với 11 nhóm giải pháp thực hiện đề án và yêu cầu cần nghiên cứu kỹ quy hoạch các vùng sản xuất, coi đây là giải pháp quan trọng nhất, mang tính đột phá. Cùng với quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cần có cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất lớn. Việc hỗ trợ ứng ụng khoa học công nghệ vào sản xuất cần có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải; quan tâm hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thương phạm tiêu thụ nông sản. Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã trong nông nghiệp… Hoàng Công
Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
|
Theo TTKTTV
|