tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

VIDEO: Lễ tưởng niệm 722 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2022

Chia sẻ: 

12/09/2022 - 16:04:00


Sáng 12/9 (tức 17/8 âm lịch), tại khu di tích Kiếp Bạc diễn ra Lễ kỷ niệm 722 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (1300 – 2022) và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2022. Dự buổi lễ có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Xuân Thăng; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Văn Hiệu; Lãnh đạo các Bộ Ngành Trung ương, Đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Lãnh đạo các sở, ngành, cùng đông đảo nhân dân, du khách thập phương.  

Đồng chí Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đại biểu dâng hương tưởng niệm


Quốc Công Tiết chế Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, sinh năm 1228, thuộc dòng dõi tôn thất quý tộc nhà Trần. Từ nhỏ, Trần Quốc Tuấn đã nổi tiếng là người dung mạo khôi ngô, thông minh xuất chúng, văn võ song toàn. Vào thế kỷ 13, quân Nguyên Mông 3 lần xâm lược nước ta. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Trần Hưng Đạo, quân đội nhà Trần đã “lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh” ba lần đánh tan hàng vạn quân Mông Nguyên. Tên tuổi của Trần Quốc Tuấn gắn liền với những chiến công hiển hách ở Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Tây Kết, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng Giang, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Công lao to lớn này đã đưa Trần Hưng Đạo lên hàng “thiên tài quân sự có tầm chiến lược và là anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần”.


Các đại biểu cùng du khách dự lễ tưởng niệm 722 ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo

Không chỉ là một nhà quân sự thiên tài, Trần Quốc Tuấn còn soạn 2 bộ sách dạy các tướng lĩnh đương thời cầm quân đánh giặc là Binh Thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư. Trong đó, tiêu biểu với bài “Hịch tướng sĩ” được viết bằng giọng văn hùng hồn, khích lệ tinh thần yêu nước, căm thù giặc, làm lay động hàng nghìn tướng sĩ. Dưới trướng của Ông, nhiều bậc hiền tài hết lòng phò vua giúp nước như Trương Hán Siêu, Trần Thì Kiến, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Chế Nghĩa, Yết Kiêu, Dã Tượng…

Với công lao to lớn đó, Trần Quốc Tuấn được các vua Trần phong làm Đại vương, lập đền thờ từ khi còn sống tại Vạn Kiếp. Thượng hoàng Trần Thánh Tông đích thân soạn văn bia ca ngợi công đức của Hưng Đạo Vương. Lúc lâm bệnh sắp qua đời, vua Trần Anh Tông về thăm và hỏi kế sách giữ nước, ông trả lời: “Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức. Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”.

Trải qua hơn 7 thế kỷ, đến nay, tư tưởng giữ nước lấy dân làm gốc và những tri thức về quân sự, cách dùng người, lòng trung quân ái quốc của Hưng Đạo Đại vương vẫn là bài học sâu sắc đối với các thế hệ hôm nay và mai sau. 

Hằng năm, lễ hội truyền thống mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc tưởng niệm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn diễn ra từ ngày 10 đến ngày 20/8 âm lịch với nhiều nghi lễ và hoạt động đặc sắc. Các giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc ngày càng được quảng bá rộng rãi, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân dân trong gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Sau diễn văn tưởng niệm, các đại biểu và nhân dân nghe văn tế Đức Thánh Trần. Kết thúc buổi lễ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, cán bộ, nhân dân địa phương và du khách dâng hương tưởng niệm công đức của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Đức Thiêm - Minh Công
Ý kiến bạn đọc
captcha