Linh vật rồng xuất hiện tại Quảng Trị năm 2024. (Nguồn: Người Lao động) |
Những năm gần đây, cùng với 4 nước còn lại, Việt Nam được chú ý nhiều với tư cách là điểm đến trong chiến lược “Trung Quốc +1”.
5 nền kinh tế này đều có điểm chung là lực lượng lao động lớn và thị trường tiêu dùng tiềm năng, mang lại cơ hội tăng trưởng ở cả trong nước và quốc tế.
Trong giai đoạn phát triển ban đầu vào những năm 1980 và 1990, ở các mức độ khác nhau, 5 nước đã học theo mô hình “Đồng thuận Washington". Đây là chương trình cải cách kinh tế bao gồm 10 chính sách được các tổ chức như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Bộ Tài chính Mỹ đề nghị áp dụng ở những nước trải qua khủng hoảng kinh tế.
Việt Nam sẽ tăng mức độ thịnh vượng 125% trong 10 năm tới |
Việt Nam, Philippines, Indonesia, Ấn Độ và Thái Lan đang áp dụng các yếu tố của cả “Đồng thuận Bắc Kinh” và “Đồng thuận Washington”. Một mặt, các nước này theo đuổi các chính sách mở cửa thương mại và đầu tư của những “con rồng cũ”, đồng thời tham gia các hiệp định thương mại ưu đãi ngay cả khi thương mại đa phương bị đình trệ.
Theo ông Janet Pau, 5 nước nhận ra tầm quan trọng của việc đầu tư vào nguồn nhân lực, chú trọng tăng khả năng tiếp cận giáo dục và cải thiện chất lượng đào tạo giáo viên. Những nước này cũng đang đầu tư vào các dự án hạ tầng để xây dựng mạng lưới kết nối và logistics hiệu quả.
Đồng thời, chính phủ của 5 nước đang thực hiện các chính sách công nghiệp để phát triển các ngành chủ lực, gồm trợ cấp để bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước, hạn chế thương mại và thúc đẩy đổi mới công nghệ trong nước, ngay cả ở những lĩnh vực khó có khả năng cạnh tranh.
Tuy nhiên, ông Janet Pau chỉ ra rằng, Việt Nam cùng 4 nước trên khao khát thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng không muốn khoản đầu tư đó thay thế các doanh nghiệp và việc làm trong nước.
Trong tương lai, 5 nền kinh tế có cơ hội vạch ra đường lối tăng trưởng nhằm thúc đẩy số hóa, tính bền vững và toàn diện. Những quốc gia này cần ưu tiên các sáng kiến tạo việc làm xanh và việc làm kỹ thuật số để phục vụ nhu cầu của lực lượng lao động trẻ, có trình độ học vấn và yêu cầu ngày càng cao.
"Cũng như 4 nước còn lại, Việt Nam đang trải qua quá trình công nghiệp hóa nhanh khi hoạt động sản xuất và vận hành dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc. Việc này đang gây tổn hại cho môi trường.
5 nước phải áp dụng các biện pháp bền vững và bảo đảm rằng nền kinh tế vẫn tăng trưởng trong khi chống lại những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai", tác giả Janet Pau nhấn mạnh.