tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Vực dậy làng nghề gần trăm tuổi từ tơ sen

Chia sẻ: 

13/12/2024 - 15:32:00


Dưới bàn tay tài hoa của những nghệ nhân đau đáu khát vọng vực dậy làng nghề quê hương, những bông sen thơm ngát đã phải nhả tơ để tạo nên tấm lụa chứa đựng cả hồn cốt của dân tộc, trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng được khách hàng trong nước và quốc tế ưa chuộng.

Sinh ra và lớn lên ở Phùng Xá (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) vốn nổi tiếng với nghề nuôi tằm, dệt lụa, gia đình bà Phan Thị Thuận đã có nhiều thế hệ ươm tơ dệt lụa. Người làng Phùng Xá quanh năm suốt tháng bám lấy máy dệt thô sơ để giữ nghề cũng như giữ cái kế sinh nhai. Theo năm tháng, dưới tác động của cơn bão thị trường, nghề dệt ngày càng mai một.

Nặng tình với nghề của quê hương, bà Thuận không đành lòng nhìn các thế hệ trẻ đang quay lưng với những sợi tơ tấm lụa. Sự đau đáu ấy đã đưa bà đến với tơ sen.

Nhớ lại từ tấm bé, bà thường xuyên rút sợi tơ từ cuống sen để chơi. Sợi tơ sen đanh, chắc khiến bà nhận ra được tiềm năng lụa tơ sen. Nhiều đêm, bà đã rất trăn trở về hướng đi nào cho tơ sen và quy trình sản xuất lụa tơ sen áp dụng kĩ thuật dệt truyền thống của dân tộc.

Như một cơ duyên, sau đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm mô hình sản xuất sợi từ cuống sen tại Việt Nam” năm 2017 cùng với Tiến sĩ Trần Thị Quốc Khánh và các cộng sự, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã hiểu rõ về hơn về quy trình sản xuất lụa tơ sen. Từ đề tài nghiên cứu khoa học ấy, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã miệt mài nghiên cứu thành công tơ sen và dệt lụa sen bằng kỹ thuật dệt tơ tằm ứng dụng vào thực tế.

Vực dậy làng nghề gần trăm tuổi từ tơ sen ảnh 1

Từ một thứ bỏ đi, bà Thuận đã đưa cuống sen về xử lý, dệt thành lụa và tạo ra thành phẩm với giá từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng/sản phẩm

Năm 2018, thước lụa đầu tiên được dệt từ 100% tơ sen đã ra đời. Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận trở thành người Việt Nam đầu tiên thành công dệt vải từ tơ sen.

Đối với bà Thuận, đây vẫn là lụa truyền thống nhưng lại được thể hiện bởi một chất liệu hoàn toàn mới. “Cũng là tơ lụa nhưng tơ sen lại là chất liệu mới, cách thể hiện mới, hiện đại hơn và phù hợp với xu hướng ngày nay đó là tận dụng, tái sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường. Điều quan trọng là văn hoá, truyền thống vẫn luôn hiện hữu, chỉ có cách thể hiện là khác thôi” – bà Thuận bộc bạch.

 

Về điểm đặc biệt của lụa tơ sen, nghệ nhân Phan Thị Thuận chia sẻ: “Lụa tơ sen mang hương thơm thảo mộc, dễ chịu. Mỗi sợi tơ sen như mạch máu nuôi dưỡng cây sen. Sợi tơ kết nối với từng vị trí của sen mang chất dinh dưỡng từ trong lòng đất, sinh khí của mây trời đi nuôi cây. Vì vậy, mỗi sợi tơ quy tụ những hương thơm, sắc khí của đất trời”.

Để tạo ra được lụa tơ sen, đòi hỏi người thợ cần trải qua nhiều quy trình tỉ mỉ. Một chiếc khăn quàng rộng khoảng 25cm, dài 1m7 cần 4.800 cuống sen. Trung bình, một người thợ làm được 200 - 250 cuống sen mỗi ngày. Một chiếc khăn mất khoảng 1 tháng để hoàn thiện sản phẩm.

Hiện, công ty triển khai trồng 1,8 ha sen chất lượng cao, với quy trình kỹ thuật đảm bảo tiêu chuẩn sạch, tạo việc làm thường xuyên cho 11 lao động với mức lương bình 9 triệu đồng người/tháng.

 
 
 
Vực dậy làng nghề gần trăm tuổi từ tơ sen ảnh 2

Hiện Công ty TNHH Dâu Tằm Tơ Mỹ Đức của bà Thuận đang sản xuất ra nhiều sản phẩm khăn, chăn, vải tơ tằm, tơ sen cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.

Nâng cao giá trị sen Hà Nội gắn với phát triển nông nghiệp Thủ đô

“Nghề lụa tơ sen vốn là nghề mọi người nương tựa vào nhau. Người trồng sen, người làm tơ sen, người thợ dệt,... đều phải có sự đồng lòng và tình yêu sen. Họ cần hiểu, trân quý từng sợi tơ sen và có niềm tin vào mảnh đất quê hương đã vun vén lên chúng. Cốt lõi của việc nâng cao nhân lực trước hết ở việc làm sao để giúp cho người thợ hiểu và yêu nghề, thôi thúc trong họ mong muốn giữ gìn, phát triển nghề’, nghệ nhân Phan Thị Thuận chia sẻ.

Năm 2023, các sản phẩm: khăn lụa tơ sen, tranh lụa thêu tơ sen,... của làng nghề đã được thành phố đánh giá, phân hạng trong chương trình OCOP. Trong đó, sản phẩm “Chăn bông tơ tằm tự dệt” phân hạng sản phẩm OCOP 5 sao. Miệt mài mang những sản phẩm chất lượng đến với những hội chợ OCOP, nghệ nhân Phan Thị Thuận khẳng định thương hiệu trong nhận thức của người tiêu dùng.

Tháng 4/2024, Sở Du lịch Hà Nội công bố tuyến du lịch mới “Khám phá con đường di sản Nam Thăng Long”. Xưởng dệt tơ tằm Phùng Xá, huyện Mỹ Đức cùng với nghệ nhân Phan Thị Thuận được công nhận là điểm dừng chân cuối của hành trình khám phá di sản làng nghề Thủ đô.

Hoạt động tích hợp sản phẩm văn hóa làng nghề với xây dựng thương hiệu và gói trải nghiệm du lịch văn hóa làng nghề được đầu tư, chú trọng tạo không gian trải nghiệm thực tế cho du khách. Đi vào hoạt động, xưởng của nghệ nhân Phan Thị Thuận thường xuyên đón hàng nghìn lượt khách trong nước và nước ngoài tới tham quan. Du khách có cơ hội trải nghiệm thu hoạch sen, rút sợi sen, đạp cửi, dệt thêu tơ sen... để hoàn thiện sản phẩm tơ sen độc đáo.

Bên cạnh đó, để phát triển bền vững du lịch kết hợp với trải nghiệm văn hóa làng nghề truyền thống làng nghề đã rất chú trọng vào vấn đề môi trường. Những cuống sen sau khi được kéo tơ sẽ được tái sử dụng làm phân bón vi sinh. Giữ gìn môi trường xung quanh những cánh đồng sen sẽ khiến cho sen phát triển tốt, sinh tơ nhiều. Chính những người khách sử dụng sản phẩm tơ sen của xưởng đã góp phần bảo vệ môi trường, đẩy mạnh lối sống xanh.

Đam mê với nghề dệt truyền thống, Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đã mở nhiều lớp đào tạo cho giới trẻ. Cơ sở sản xuất đến nay tạo công ăn việc làm thời vụ cho 1.500 lao động tại địa phương, trở thành “địa chỉ đỏ” trong việc bảo tồn và khôi phục nghề dệt truyền thống.

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận tâm niệm: “Với nền giáo dục tân tiến, những hoạt động trải nghiệm làm nghề truyền thống bổ ích, các em học sinh sẽ thêm hiểu, thêm yêu những giá trị văn hóa từ những sản phẩm trên chính quê hương mình. Tôi mong thế hệ trẻ sẽ là “những hạt giống đỏ” thả hồn vào từng sản phẩm, phát huy tinh thần sáng tạo để góp phần duy trì và phát triển làng nghề của dân tộc”.

Theo Báo Tiền Phong
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 17/12/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C