tham tử hà nội, tham tu ha noi, thue tham tu, thuê thám tử, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu, văn phòng thám tử, công ty thám tử,

Xây dựng chính sách bảo hiểm rừng trồng sản xuất

Chia sẻ: 

25/09/2024 - 08:54:00


Diện tích rừng trồng sản xuất bị thiệt hại sau bão số 3 là hơn 170.000ha và cần 5 - 7 năm mới có thể khai thác trở lại, gây thiếu hụt gỗ nguyên liệu khoảng 3,5 triệu m3/năm. Trước tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, Cục Lâm nghiệp kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất với Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính xây dựng chính sách bảo hiểm rừng trồng sản xuất.

Ngành lâm nghiệp thiệt hại nặng nề

Tại Hội nghị bàn giải pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trong lĩnh vực lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 24.9, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị cho biết, bão số 3 tác động nặng nề đến mọi lĩnh vực, từ thủy sản đến lâm nghiệp, chăn nuôi... Trong đó, lĩnh vực lâm nghiệp bị ảnh hưởng trong cả chuỗi sản xuất và không chỉ ở thời điểm hiện tại mà tới cả chu kỳ sản xuất thời gian tới.

z5815410635965_982e17ec33cf8a930b47dca88d896c4e-174559_159-143310.jpg
Nguy cơ giảm chuỗi cung cấp gỗ nguyên liệu sau bão số 3. Nguồn: ITN

Theo báo cáo Cục Lâm nghiệp, tính đến 16 giờ ngày 23.9, có 13 tỉnh thiệt hại về rừng sản xuất với diện tích 169.588ha (diện tích này chưa bao gồm diện tích rừng tự nhiên bị sạt, trượt). Trong đó, 4 tỉnh thiệt hại nặng nhất là Hải Phòng với 10.045 ha; Lạng Sơn 19.729ha; Bắc Giang 26.415ha; và Quảng Ninh 110.713ha.

Hiện các địa phương chưa có thống kê chính thức về doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản bị thiệt hại. Tuy nhiên, qua thống kê sơ bộ, bão số 3 chủ yếu gây thiệt hại cho các doanh nghiệp tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Hầu hết doanh nghiệp ván dán, ván thanh, ván bóc tại các tỉnh miền núi phía Bắc có nhà xưởng xây dựng không kiên cố nên khi bão đổ bộ bị tốc mái, sau bão thì lũ lụt gây sạt lở đất. Ước tính khoảng 200 doanh nghiệp bị thiệt hại, với số tiền khoảng 40 tỷ đồng.

 

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh Vũ Duy Văn cho biết, 8 công ty lâm nghiệp của tỉnh bị thiệt hại nặng nề, có những doanh nghiệp toàn bộ diện tích rừng không còn cây nào lành lặn. Và với hơn 110.000ha rừng bị ảnh hưởng, Quảng Ninh ước tính có thể giảm tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn hơn 10%. Hiện, Quảng Ninh đã triển khai ngay các biện pháp khắc phục hậu quả sau bão. Tuy nhiên, với diện tích rừng bị ảnh hưởng lớn, diện tích rừng tận thu sẽ rất lớn, đòi hỏi nguồn lực, nhân công với mức chi phí rất lớn.

Nguy cơ giảm chuỗi cung cấp gỗ nguyên liệu

Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Triệu Văn Lực đánh giá, thời gian tới, lượng gỗ nguyên liệu cung cấp trong ngành chế biến gỗ sẽ chịu những tác động. Theo đó, sau bão số 3, việc khai thác, vận chuyển cây bị đổ gãy rất khó khăn, đẩy chi phí nhân công, vận chuyển lên cao; trong khi giá trị gỗ nguyên liệu từ cây bị đổ gãy giảm. Đơn cử, sau cơn bão số 3, giá gỗ nguyên liệu tại tỉnh Bắc Giang ghi nhận giảm khoảng 370.000 đồng/tấn, tương đương bình quân mỗi chủ rừng thất thu khoảng 47 triệu đồng/ha.

Bên cạnh đó là nguy cơ giảm chuỗi cung cấp gỗ nguyên liệu trong những năm tới. Lý do là bởi các diện tích bị gãy đổ do bão phải trồng lại rừng từ 5 - 7 năm mới khai thác, dẫn đến lượng gỗ nguyên liệu từ rừng trồng trong nước ước sẽ giảm khoảng 3,5 triệu m3/năm.

 

Trước tình hình trên, nhằm khắc phục và giảm thiểu những thiệt hại với diện tích rừng do thiên tai gây ra; khôi phục và ổn định sản xuất lâm nghiệp, chế biến gỗ và lâm sản, Cục Lâm nghiệp đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương xây dựng phương án tiêu thụ gỗ nguyên liệu bị gãy đổ, phục hồi diện tích rừng bị thiệt hại, hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến gỗ sớm phục hồi sản xuất.

Bên cạnh đó, trước diễn biến ngày càng phức tạp của thiên tai, Cục Lâm nghiệp cũng kiến nghị Bộ đề xuất với Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính xây dựng chính sách bảo hiểm rừng trồng sản xuất.

Đối với các dự án lâm nghiệp bị ảnh hưởng do cơn bão, Cục đề xuất Bộ tiếp tục đánh giá và hoàn thiện hồ sơ thiệt hại rừng trồng các dự án; xây dựng phương án điều chỉnh thiết kế trình nhà tài trợ và Bộ phê duyệt để trồng lại rừng ngập mặn khi điều kiện về thời tiết và thủy triều ổn định.

Chia sẻ với những khó khăn, mất mát của người trồng rừng, doanh nghiệp ngành gỗ sau bão số 3, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị cho biết, bộ và các địa phương sẽ sớm có các giải pháp hỗ trợ người dân phục hồi diện tích rừng trồng đã bị thiệt hại.

Theo đó, đối với diện tích rừng bị thiệt hại nặng, cây rừng bị đổ gãy hoàn toàn hoặc số cây còn lại không đảm bảo tiêu chí thành rừng (tỷ lệ đổ, gãy trên 70%) lập hồ sơ để thanh lý rừng theo quy định; thực hiện khai thác, tận thu toàn bộ số cây. Sau khi khai thác, tận thu chủ rừng có trách nhiệm trồng lại rừng ngay vụ kế tiếp khi có thời tiết thuận lợi. Đối với diện tích rừng bị thiệt hại nhẹ, số cây còn lại đủ tiêu chí thành rừng thì chỉ tận thu những cây bị đổ, gãy.

 

Bộ cũng đề nghị các đối tác quốc tế tăng cường hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển, phục hồi, quản lý và sử dụng bền vững các hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu, gắn với phát triển sinh kế cho cộng đồng dân cư sống gần rừng. Cùng với đó, đề xuất các nhà tài trợ xem xét điều chỉnh kế hoạch hoạt động và dự toán ngân sách để khắc phục hậu quả của cơn bão số 3; cho phép điều chỉnh các dòng ngân sách hoặc sử dụng ngân sách dự phòng để hỗ trợ việc trồng lại rừng bị thiệt hại.

Theo ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN
Ý kiến bạn đọc
captcha
công ty cổ phần phát triển đô thị Cổng thông tin tỉnh hải dương cổng thông tin hội đồng nhân dân

Lịch phát sóng

Giá vàng JSC
Khu vực Mua vào Bán ra
Ngoại tệ
Mã NT Mua TM Mua CK Bán
USD 23.00 23.00 23.00
SGD 17.00 17.00 17.00
JPY 159.90 161.52 169.28
GBP 29.00 29.00 30.00
EUR 25.00 25.00 26.00
CAD 17.00 17.00 17.00
AUD 15.00 15.00 15.00

Thông tin thời tiết

Dự báo thời tiết Hải Dương

Hôm nay, 24/11/2024

°C -°C

°C -°C

°C -°C
Theo TTKTTV